Thông tin bệnh Viêm mủ nội nhãn

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái V

Viêm mủ nội nhãn

Các tên gọi khác của bệnh này:

    Thông tin bệnh Viêm mủ nội nhãn

    Tổng quan Bệnh Viêm mủ nội nhãn cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Viêm mủ nội nhãn.

    Tóm tắt bệnh Viêm mủ nội nhãn

    Viêm mủ nội nhãn là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm dẫn đến phá hủy các thành phần ở trong mắt (tổ chức nội nhãn) như võng mạc, dịch kính, hắc mạc...

    Hầu hết các trường hợp bị bệnh là do vi khuẩn, ngoài ra có thể do nấm, vi-rút và ký sinh trùng.

    Viêm mủ nội nhãn có thể do những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài như do chấn thương, sau phẫu thuật (viêm mủ nội nhãn ngoại sinh) hoặc do các tác nhân gây bệnh từ nơi khác đến mắt theo đường máu gọi là viêm mủ nội nhãn nội sinh.

    Triệu chứng

    Triệu chứng thay đổi tùy thuộc vào sự tiến triển của bệnh và nguyên nhân gây bệnh, có thể bao gồm mất thị giác, đau mắt, đỏ mắt, nhạy cảm với ánh sáng, mí mắt sưng và nhìn thấy các đốm nhỏ lơ lửng trước mắt.

    Chẩn đoán

    Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

    Siêu âm có thể được thực hiện.

    Xét nghiệm dịch thủy tinh trong mắt.

    Chụp cộng hưởng từ (MRI) và siêu âm.

    Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.

    Điều trị

    Điều trị tùy thuộc vào thị lực và nguyên nhân gây bệnh.

    Điều trị kịp thời tạo cơ hội tốt nhất để phục hồi thị lực.

    Kháng sinh tại chỗ được sử dụng.

    Steroid được sử dụng trong một số trường hợp để giảm viêm.

    Tiến hành thủ thuật vitrectomy (loại bỏ dịch thủy tinh trong mắt và thay thế bằng dịch vô trùng) trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng: Thị lực gần như bị mất.

    Tổng quan bệnh Viêm mủ nội nhãn

    Viêm mủ nội nhãn là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm dẫn đến phá hủy các thành phần ở trong mắt (tổ chức nội nhãn) như võng mạc, dịch kính, hắc mạc...

    Do các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm, virut, ký sinh trùng...

    Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trẻ trong độ tuổi lao động, nam gặp nhiều hơn nữ, có thể mắc bệnh cả hai mắt.

    Việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là cơ hội tốt nhất để bảo tồn thị lực cho bệnh nhân.

    Tuy nhiên, do tình trạng dân trí chưa cao, chưa ý thức được tính chất nghiêm trọng của bệnh nên bệnh nhân thường đến muộn hoặc được điều trị ở các cơ sở y tế không có chuyên khoa mắt làm cho việc chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn.

    Hậu quả là, mặc dù được điều trị tích cực nhưng thị lực vẫn bị giảm rất nhiều, mất chức năng, thậm chí teo nhãn cầu hoặc phải bỏ nhãn cầu.

    Viêm mủ nội nhãn có thể do những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài như do chấn thương, sau phẫu thuật (viêm mủ nội nhãn ngoại sinh) hoặc do các tác nhân gây bệnh từ nơi khác đến mắt theo đường máu gọi là viêm mủ nội nhãn nội sinh.

    Nguyên nhân bệnh Viêm mủ nội nhãn

    Do vi khuẩn tụ cầu vàng (thường đầu tiên gây viêm da), liên cầu, E.

    coli, virut cúm, các loại vi khuẩn viêm màng não, trực khuẩn mủ xanh...; do nấm Candida Albicans (chiếm 75 - 80% viêm nội nhãn do nấm) thường xuất hiện ở bệnh nhân AIDS, Aspegillos hay gặp ở bệnh nhân nghiện, tiêm chích theo đường tĩnh mạch.

    Ngoài ra, còn có thể gặp Crytococcus, Torulopsis...

    Phòng ngừa bệnh Viêm mủ nội nhãn

    Viêm nội nhãn là một bệnh nhiễm khuẩn mắt nặng nề.

    Chính vì thế, người dân phải đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ như nhìn mờ nhiều, nhanh, đỏ mắt, đau nhức mắt;

    Điều trị bệnh Viêm mủ nội nhãn

    Viêm mủ nội nhãn là bệnh tối nguy hiểm trong nhãn khoa, vì vậy việc điều trị cần được tiến hành ngay khi bệnh nhân nhập viện.

    Điều trị nội khoa: Tiến hành lấy bệnh phẩm là dịch ở trong mắt làm xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh, sau đó tiêm kháng sinh vào trong mắt ngay mà không chờ kết quả xét nghiệm.

    Kháng sinh phổ rộng, kháng viêm theo đường toàn thân và tra tại mắt kết hợp với thuốc giãn đồng tử.

    Điều trị ngoại khoa cắt bỏ khối mủ ở trong mắt (cắt dịch kính) được đặt ra khi điều trị nội khoa đáp ứng kém

    Mạng Y Tế
    Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-viem-mu-noi-nhan-3938.html

    Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

    Bệnh cùng chuyên mục

    Thuốc liên quan đến bệnh Viêm mủ nội nhãn