Thông tin bệnh Viêm tá tràng

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái V

Viêm tá tràng

Các tên gọi khác của bệnh này:

    Thông tin bệnh Viêm tá tràng

    Tổng quan Bệnh Viêm tá tràng cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Viêm tá tràng.

    Tóm tắt bệnh Viêm tá tràng

    Tá tràng là phần đầu của ruột non, có chữ C, vắt ngang qua đốt sống và được chia làm 4 phần theo hình dạng.

    Kéo dài từ môn vị của dạ dày đến góc tá tràng - hỗng tràng, tá tràng là một thành phần quan trọng trong hệ tiêu hóa vì là nơi dịch tụy và dịch mật đổ vào tại nhú tá lớn và nhú tá bé trên tá tràng.

    Viêm tá tràng tương tự bệnh loét dạ dày-tá tràng nhưng ít nghiêm trọng hơn.

    Triệu chứng

    Đau bụng trên hoặc vùng thượng vị (vùng bụng trên, ngay dưới ức), ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, nôn ra máu, chất nôn có vẻ ngoài giống bã cafe, phân có màu đen, phân có máu, nóng rát trong lồng ngực.

    Chẩn đoán

    Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

    Viêm tá tràng thường được chẩn đoán bằng phương pháp nội soi, máy chụp được đưa vào tận sâu trong dạ dày và phần đầu của ruột non.

    Điều trị

    Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị căn bệnh này là: thuốc kháng a-xít, thuốc kháng Histamin ở thụ thể H2( Cimetidin, Ranitidin, Famotidin), thuốc ức chế bơm proton (Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol), Thuốc là dẫn chất Prostaglandin (Misoprostol).

    Tổng quan bệnh Viêm tá tràng

    Tá tràng là phần đầu của ruột non, có chữ C, vắt ngang qua đốt sống và được chia làm 4 phần theo hình dạng.

    Kéo dài từ môn vị của dạ dày đến góc tá tràng - hỗng tràng, tá tràng là một thành phần quan trọng trong hệ tiêu hóa vì là nơi dịch tụy và dịch mật đổ vào tại nhú tá lớn và nhú tá bé trên tá tràng.

    Viêm tá tràng là hiện tượng phổ biến.

    Viêm tá tràng thường được chẩn đoán bằng phương pháp nội soi, máy chụp được đưa vào tận sâu trong dạ dày và phần đầu của ruột non.

    Bệnh cũng giống như bệnh loét dạ dày-tá tràng nhưng ít nghiêm trọng hơn.

    Nguyên nhân bệnh Viêm tá tràng

    Do chế độ ăn:

    Ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng

    Ăn nhiều chất béo

    Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng kéo dài

    Nghiện rượu, nghiện thuốc lá

    Ăn vội vàng, nhai không kỹ

    Rối loạn giờ giấc ăn uống thường xuyên: ăn không đúng bữa, không đúng giờ, ăn quá khuya, lúc ăn thì quá no, lúc thì nhịn đói quá lâu.

    Do thuốc, các hóa chất:thường gặp là acid, bụi kim loại, các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, Corticoid…

    Do nhiễm trùng: đặc biệt trong thời đại ngày nay, tình hình nhiễm HP rất được các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa quan tâm.

    HP là một loại vi khuẩn gram âm, có hình xoắn, là nguyên nhân thường gặp gây ra các bệnh lý ở dạ dày-tá tràng.

    Do nguyên nhân thần kinh: viêm loét dạ dày thường hay gặp ở những người hay lo lắng, sợ hãi, làm việc quá căng thẳng, gặp ở người sống ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn, gặp ở người làm việc trí óc nhiều hơn ở người làm việc chân tay.

    Do nguyên nhân nội tiết: đái tháo đường, hạ đường huyết, hội chứng cushing, xơ gan…

    Phòng ngừa bệnh Viêm tá tràng

    Nguyên tắc chung:

    Bệnh nhân cần tránh ăn các thức ăn dễ kích thích như:

    Rượu; các chất gia vị như ớt, hạt tiêu; các chất có nhiều chất chua: hoa quả, dấm…

    Không hút thuốc lá, thuốc lào.

    Ăn chế độ riêng:

    Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn bệnh và các biến chứng kèm theo.Đối với bệnh nhân đang bị xuất huyết tiêu hoá, đang đợt đau:

    Bệnh nhân cần nằm tại chỗ, tránh đi lại và tránh thay đổi tư thế đột ngột.

    Ăn các thức ăn lỏng (sữa, nước cháo) chia làm nhiều bữa cho đến khi hết đau, hết các triệu chứng của xuất huyết tiêu hoá (đi ngoài phân vàng), sau đó ăn đặc (cháo, cơm nát) rồi ăn dần dần trở lại bình thường.

    Ăn chậm, nhai kỹ.

    Buổi tối nên ăn một miếng bánh ngọt hoặc uống một cốc sữa nhỏ, không nên để dạ dày rỗng, đói.

    Không cần thiết phải ăn cơm nếp như trước đây.

    Bệnh nhân viêm loét tá tràng cần chú ý: Có chế độ làm việc hợp lý, tránh làm việc gắng sức, tránh căng thẳng thần kinh, tránh stress.

    Điều trị bệnh Viêm tá tràng

    Các thuốc kháng a-xít:

    Là các hợp chất vô cơ có khả năng trung hoà a-xít HCl, làm giảm độ chua của dịch vị.

    Trước đây có dùng Natri carbonat (NaHCO3, còn gọi thuốc tiêu mặn), hoặc Calci carbonat (CaCO3), ngày nay ít dùng.

    Hiện nay thường dùng nhôm Hydroxyd Al(OH)3, magiê Hydroxyd Mg(OH)2 hoặc các muối của magiê, nhôm ở dạng Phosphat, Carbonat, Trisilicat...

    Các thuốc kháng Histamin ở thụ thể H2:

    Là thuốc đối kháng tương tranh với Histamin tại thụ thể H2 nằm trên màng tế bào đảm nhận việc tiết ra a-xít ở dạ dày, Histamin không gắn được vào thụ thể làm cho dạ dày không tiết ra a-xít.

    Gồm có: Cimetidin, Ranitidin, Famotidin...

    Các thuốc ức chế 'bơm proton':

    Là thuốc có tác dụng ức chế một chất có tên là 'bơm proton' (thực chất là một enzyme có tên H+K+ATPase) nằm ở màng tế bào đảm nhận việc tiết a-xít ở dạ dày.

    'Bơm proton' không hoạt động, a-xít không thể thoát ra khỏi tế bào để đổ vào lòng dạ dày tạo độ chua của dịch vị.

    Đang sử dụng: Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol.

    Thuốc mới: Rabeprazol, Esomeprazol.

    Thuốc là dẫn chất Prostaglandin:

    Điển hình của thuốc nhóm này là Misoprostol.

    Không dùng điều trị mà được chỉ định phòng ngừa viêm loét dạ dày - tá tràng do phải sử dụng dài hạn thuốc chống viêm không Steroid (Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac...).

    Thuốc là Sucralfat:

    Tên thuốc là Aucrose Aluminium Aulfate, để chỉ đây là hợp chất kết hợp đường (Saccharose hay Sucrose), nhôm Hydroxyd và các gốc sulfat.Khi uống vào dạ dày, Sucralfat biến thành chất nhầy bao phủ niêm mạc và cho tác dụng bảo vệ.

    Thuốc là hợp chất Bismuth:

    Trước đây khá lâu, nhiều hợp chất Bismuth được sử dụng nhưng rồi bị cấm do tích luỹ gây độc cho não.Hiện nay có 2 hợp chất Bismuth được dùng (tuy nhiên, một số nước châu Âu vẫn không dùng): Bismuth subsalicylat, Tripotassium dicitrato bismuthate (viết tắt: TDB, CBS).Bismuth có tác dụng kháng khuẩn Helicobacter pylori.

    Ngoài các thuốc kể trên, trong điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng, người bệnh còn có thể được chỉ định dùng thuốc hỗ trợ để giúp việc điều trị tốt hơn:

    Thuốc an thần chống stress: Diazepam, Sulpirid.

    Thuốc chống co thắt nhằm giảm đau: Atropin, Buscopan, No-spa...

    Do phát hiện vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) trong đa số trường hợp bị viêm loét dạ dày-tá tràng (70-90%) nên trong điều trị có đặt vấn đề tiệt trừ vi khuẩn này.

    Có một số ghi nhận như sau:

    Chỉ có một số kháng sinh có hiệu quả (Tetracyclin, Amoxicillin, Metronidazol, Tinidazol, Furazolidon, Clarithromycin).

    Không được dùng một kháng sinh đơn độc mà phải kết hợp hai kháng sinh trở lên.

    Các phác đồ điều trị bằng kháng sinh hiện nay vẫn còn tiếp tục được nghiên cứu, không có phác đồ nào đạt hiệu quả 100%.

    Trong điều trị tiệt trừ HP, cần lưu ý:

    Phải làm xét nghiệm chẩn đoán xem có hiện diện HP hay không.

    Phải dùng thuốc đúng phác đồ về thuốc kết hợp, liều lượng, thời gian.

    Để tiệt trừ HP, thời gian dùng thuốc thường là 7-14 ngày.

    Phác đồ hiện nay thường kết hợp: 3 thuốc (trị liệu 3 thuốc), 4 thuốc (trị liệu 4 thuốc).

    Sau khi điều trị, cần làm xét nghiệm xem tiệt trừ HP hay chưa.

    Do sử dụng kháng sinh nên có thể bị tác dụng phụ (30% bị tác dụng phụ và 20% phải ngưng điều trị).

    Mạng Y Tế
    Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-viem-ta-trang-3977.html

    Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

    Bệnh cùng chuyên mục

    Thuốc liên quan đến bệnh Viêm tá tràng