Tài liệu y khoa

Chu kì tim (Phần 2)

  • Mã tin: 6585
  • Ngày đăng: 01/03/2023
  • Gian hàng: mangyte  
  • Khu vực: Hà nội
  • Giá: Liên hệ
Mục lục
- Chu kì tim (Phần 2)

Để lại bình luận tại Chu kì tim (Phần 2)

GIAI ĐOẠN GIÃN ĐẲNG TÍCH (GIÃN ĐẲNG TRƯỜNG)

Ở cuối thì tâm thu, sự giãn tam thất bắt đầu một cách đột ngột, làm cho áp lực thất phải và trái giảm nhanh chóng. Áp lực tăng lên trong các động mạch lớn vừa được đổ đầy bởi máu từ lúc co tâm thất, sẽ làm cho van động mạch chủ và van động mạch phổi đóng lại. Khoảng 0,03 đến 0,06 giây tiếp theo, cơ tâm thất tiếp tục giãn, mặc dù thể tích tâm thất không thay đổi, làm xuất hiện thời kì giãn đẳng tích hay giãn đẳng trường. Trong suốt thời kì này, áp lực bên trong tâm thất nhanh chóng giảm về mức thấp như ở thời kì tâm trương. Sau đó van nhĩ thất mở để bắt đầu một chu kì tống máu của tâm thất mới.

THỂ TÍCH CUỐI TÂM TRƯƠNG, THỂ TÍCH CUỐI TÂM THU VÀ THỂ TÍCH NHÁT BÓP TỐNG MÁU

Trong suốt thời kì tâm trương, sự đổ đầy bình thường của tâm thất làm tăng thể tích của mỗi tâm thất lên đến khoảng 110 đến 120 mL. Thể tích này được gọi là thể tích cuối tâm trương (end – diastolic volume). Sau đó, khi tâm thất tống maustrong suốt thời kì tâm thu, thể tích giảm khoảng 70 mL, được gọi là thể tích nhát bóp. Thể tích còn laijtrong mỗi tâm thất khoảng 40 đến 50 mL, được gọi là thể tích cuối tâm thu. Phần trăm thể tích máu cuối tâm trương bị tống đi được gọi là phân suất tống máu (ejection fraction) – thường khoảng 0,6 (hoặc 60%).

Khi tim co mạnh, thể tích cuối tâm thu có thể giảm xuống còn 10 đến 20 mL. Tóm lại, khi một lượng lớn máu chảy về tâm thất trong suốt thời kì tâm trương, thì thể tích cuối tâm trương của thất có thể lên đến 150 đến 180 mL ở một quả tim khỏe mạnh. Bằng việc tăng cả thể tích cuối tâm trương và giảm thể tích cuối tâm thu, thì thể tích nhát bóp có thể tăng đến hơn 2 lần so với bình thường.

ĐƯỜNG CONG ÁP LỰC CỦA ĐỘNG MẠCH CHỦ

Khi thất trái co lại, áp lực tâm thất tăng lên nhanh chóng cho đến khi van động mạch chủ mở. Sau đó, sau khi van mở, áp lực trong tâm thất giảm đi nhiều một cách nhanh chóng như trong hình 9-6, bởi vì máu ngay lập tức chảy ra khỏi tâm thất vào động mạch chủ và sau đó vào hệ thống động mạch hệ thống.

Máu đi vào động mạch trong suốt thời kì tâm thu làm cho thành những động mạch này căng lên và áp lực tăng lên khoảng 120 mmHg.

Tiếp theo, vào cuối kì tâm thu, sau khi thất trái ngừng tống máu và van động mạch chủ đóng lại, thành mạch đàn hồi của các động duy trì một áp suất cao trong các động mạch, ngay cả trong suốt thời kì tâm trương.

Một khuyết thấy ở đường cong áp lực của động mạch chủ khi van động mạch chủ đóng lại. Điều này là do một thời kì ngắn sự quay ngược lại của dòng máu ngay trước khi đóng van, theo sau bởi sự ngừng đột ngột ngừng của dòng máu chảy ngược lại.

Sau khi van động mạch chủ đóng lại, áp lực trong động mạch chủ giảm chậm trong suốt thời kì tâm trương bởi vì máu tích trữ trong các động mạch đàn hồi giãn rộng chảy một cách liên tục qua các mạch máu ngoại biên quay về các tĩnh mạch. Trước khi tâm thất co lại, áp lực động mạch chủ thường xuống khoảng 80 mmHg (áp lực tâm trương), khoảng 2/3 của áp lực tối đa là 120 mmHg (áp lực tâm thu) diễn ra bên trong động mạch chủ trong suốt quá trình thất co.

Đường cong áp lực trong thất phải và động mạch phổi thì tương tự như trong động mạch chủ, trừ việc áp lực chỉ bằng khoảng 1/6.

MỐI LIÊN HỆ CỦA TIẾNG TIM VỚI SỰ BƠM MÁU CỦA TIM

Khi nghe tim với ống nghe, sẽ không nghe được tiếng mở van tim bởi vì đây là một quá trình tương đối chậm và không gây ra tiếng. Tuy nhiên, khi van đóng, các lá van của van tim và dịch xung quanh sẽ rung động dưới tác động của sự thay đổi áp lực đột ngột, làm tạo ra âm thanh đi theo mọi hướng qua lồng ngực.

Khi tâm thất co lại, một tiếng nghe đầu tiên tạo ra bởi sự đóng của van nhĩ thất. Tần số của rung động thấp và tương đối kéo dài, được gọi là tiếng tim đầu tiên. Khi van động mạch chủ và van động mạch phổi đóng vào cuối thời kì tâm thu, có thể nghe được một tiếng đóng tách nhanh bởi vì những van này đóng nhanh và xung quanh chỉ rung động một thời gian ngắn. Tiếng này được gọi là tiếng tim thứ hai.

CÔNG TỐNG MÁU CỦA TIM

Công tống máu của nhát bóp của tim là lượng năng lượng mà tim chuyển thành công trong mỗi nhịp đập của tim để bơm máu vào các động mạch. Công tống máu phút là toàn bộ năng lượng chuyển thành công trong 1 phút; bằng với công tống máu của nhát bóp nhân với tần số tim mỗi phút.

Công tống máu của tim có hai dạng. Thứ nhất, phần lớn được dùng để chuyển máu từ các tĩnh mạch có áp lực thấp đến các động mạch có áp lực cao. Đây được gọi là công thể tích – áp lực (volume – pressure work) hay công ngoại (external work). Thứ hai, một phần nhỏ năng lượng được dùng để tăng cường cho dòng máu để giúp tốc độ tống máu của nó qua các van động mạch chủ và động mạch phổi, được gọi là thành phần động năng của dòng máu (kinetic energy of blood flow) của công tống máu.

Công ngoại của thất phải thường bằng 1/6 so với thất trái bởi vì chênh lệch áp suất tâm thu khoảng 6 lần khi 2 tâm thất bơm máu. Công tống máu thêm vào của mỗi thất cần để tạo ra động năng của dòng máu tỉ lệ với lượng máu nhân với bình phương tốc độ tống máu.

Thông thường, công tống máu của thất trái cần để tạo ra động năng chỉ khoảng 1% của toàn bộ công tống máu của tâm thất và vì thế bị bỏ qua trong tính toán công nhát bóp tống máu toàn phần. Tuy nhiên, trong những tình trạng bất thường nhất định như hẹp động mạch chủ, trong trường hợp này dóng máu chảy với tốc độ lớn qua van bị hẹp, hơn 50% công tống máu toàn phần có thể cần để tạo động năng cho dòng máu.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://tailieuykhoamienphi.com/chu-ki-tim-phan-2/
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY