Thông tin bệnh Osteoarthritis

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái O

Osteoarthritis

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Hư khớp
  • Degenerative Joint Disease
  • Viêm khớp thoái hóa
  • Osteoarthritis
  • Degenerative arthritis

Thông tin bệnh Osteoarthritis

Tổng quan Bệnh Thoái hóa khớp cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Thoái hóa khớp.

Tóm tắt bệnh Osteoarthritis

Bệnh thoái hoá khớp (còn gọi là bệnh hư khớp) là một bệnh mãn tính, gây thoái hoá và biến dạng khớp do sự phá huỷ sụn khớp và hệ thống bao khớp - dây chằng, thường gặp ở các khớp chịu sức nặng của cơ thể.

Thoái hóa khớp gây đau và biến đổi cấu trúc khớp, dẫn đến tàn phế, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Thoái hóa khớp nếu được chẩn đoán và điều trị sớm có thể làm chậm phát triển bệnh, giảm đau đớn, duy trì cuộc sống hoạt động.

Triệu chứng

Đau ở vị trí khớp bị thoái hóa, đau tăng khi vận động hay thay đổi tư thế, co cơ phản ứng, biến dạng khớp, teo cơ, khớp phát tiếng lạo xạo khi vận động, tràn dịch khớp.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp xạ hình xương (Scintigraphie).

Nội soi khớp (Athroscopy), siêu âm khớp.

Chụp X-quang có bơm thuốc cản quang vào ổ khớp.

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC) và sinh hóa máu, đo tốc độ lắng máu (ESR), đếm số lượng bạch cầu, định lượng Protein phản ứng C (CRP).

Xét nghiệm dịch khớp.

Điều trị

Điều trị nội khoa bao gồm: Thuốc giảm đau tại chỗ (Acetaminophen; thuốc chống viêm Steroid (NSAID); chất ức chế COX-2 như Celecoxib; Tramado); Thuốc chống trầm cảm và thuốc tiêm vào khớp.

Tổng quan bệnh Osteoarthritis

Bệnh thoái hoá khớp (còn gọi là bệnh hư khớp) là một bệnh mãn tính, gây thoái hoá và biến dạng khớp do sự phá huỷ sụn khớp và hệ thống bao khớp - dây chằng, thường gặp ở các khớp chịu sức nặng của cơ thể.

Thoái hóa khớp gây đau và biến đổi cấu trúc khớp, dẫn đến tàn phế, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Thoái hóa khớp nếu được chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp làm chậm phát triển của bệnh, giảm triệu chứng đau đớn, duy trì cuộc sống hoạt động.

Nguyên nhân bệnh Osteoarthritis

1.

Do lão hóa ( thoái hóa khớp nguyên phát)

Nguyên nhân chính là do sự lão hóa, xuất hiện muộn, thường ở người sau 60 tuổi, ở nhiều vị trí, tiến triển chậm, tăng dần theo tuổi, mức độ không nặng.

Theo quy luật của tự nhiên, ở người trưởng thành khả năng sinh sản và tái tạo sụn giảm dần và hết hẳn.

Các tế bào sụn với thời gian tích tuổi lâu dần sẽ già, khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi Collagen và Mucopolysaccharide sẽ giảm sút và rối loạn, chất lượng sụn sẽ kém dần, tính chất đàn hồi và chịu lực giảm.

2.

Do yếu tố cơ giới (thoái hóa khớp thứ phát)

Gặp ở mọi lứa tuổi (thường trẻ dưới 40 tuổi), khu trú ở một vài vị trí nặng và phát triển nhanh.

Yếu tố cơ giới thể hiện ở sự tăng bất thường lực nén trên một đơn vị diện tích của mặt khớp hoặc đĩa đệm là yếu tố chủ yếu trong thoái hóa khớp thứ phát, nó gồm:

Các dị dạng bẩm sinh làm thay đổi diện tích tì nén bình thường của khớp và cột sống.

Các biến dạng thứ phát sau chấn thương, viêm, u, loạn sản hay làm thay đổi hình thái, tương quan của khớp và cột sống.

Sự tăng trọng quá tải: tăng cân quá mức do béo phì, do nghề nghiệp.

3.

Các yếu tố khác

Di truyền: cơ địa già sớm.

Nội tiết: mãn kinh, tiểu đường, loãng xương do nội tiết, do thuốc.

Chuyển hóa: bệnh Gout.

Phòng ngừa bệnh Osteoarthritis

Điều chỉnh cân nặng ở trọng lượng lý tưởng, tránh thừa cân, béo phì.

Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động hàng ngày như động tác gập gối, ngồi xổm, leo trèo, đứng nhiều, lắc tay, bảo đảm vệ sinh và an toàn lao động để giảm các lực tỳ đè bất hợp lý lên sụn khớp.

Cố gắng tập thể dục hàng ngày và giữa các giờ lao động.

Khi có tuổi, cần duy trì chế độ tập thể dục đều đặn, vừa sức, tốt nhất là đi xe đạp, đi bộ, bơi lội và tập dưỡng sinh...

Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột, tránh sai tư thế khi mang vác nặng.

Phát hiện và điều trị sớm các dị tật, các di chứng của chấn thương, các bệnh lý tại khớp và cột sống.

Bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối.

Đặc biệt bổ sung canxi, vitamin D và vitamin C vào khẩu phần ăn hàng ngày của người có tuổi.

Điều trị bệnh Osteoarthritis

1.

Nội khoa

Thuốc giảm đau tại chỗ: có nhiều sản phẩm không cần kê đơn ở dạng kem, gel, thuốc mỡ hoặc thuốc xịt để làm giảm đau tạm thời.

Acetaminophen:Acetaminophen có thể làm giảm đau nhưng không làm giảm viêm và có hiệu quả với người bị thoái hóa khớp từ nhẹ đến vừa.

Thuốc chống viêm Steroid (NSAID) có tác dụng giảm đau và chống viêm:Thuốc có nhiều loại, từ những thuốc không cần kê đơn như Aspirin, Ibuprofen và Naproxen natri tới những thuốc chỉ được dùng theo đơn bác sĩ như Ketoprofen, Diclofenac và Nabumetone.

Chất ức chế COX-2 như Celecoxib được xem là có hiệu quả giảm đau ngang với NSAID nhưng ít gây tác dụng phụ tiêu hóa hơn.

Tramadol:Là thuốc giảm đau có tác dụng trung ương có thể làm giảm đau một cách hiệu quả với ít tác dụng phụ, như loét và chảy máu dạ dày, hơn các NSAID.

Thuốc chống trầm cảm: Các thuốc chống trầm cảm, nhất là loại 3 vòng, có thể giúp làm giảm đau mạn tính.

Tiêm thuốc vào khớp:Các thuốc thường dùng là Corticosteroid và các dẫn xuất Acid Hyaluronic.

2.

Phẫu thuật và các thủ thuật khác

Thay khớp bằng khớp giả làm bằng nhựa hoặc kim loại.

Nội soi rửa và cắt lọc khớp.

Đặt lại xương.

Hòa nhập xương (đóng cứng khớp).

Một số cách điều trị khác để làm giảm đau như châm cứu, bấm huyệt, bổ sung chất dinh dưỡng như Glucosamine và Chondroitin sulfat,…

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-osteoarthritis-1893.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Osteoarthritis