1. Khó thụ thai
Quá trình tiền mãn kinh có thể khiến lượng trứng rụng giảm và gây ra các vấn đề về sinh sản. Phụ nữ có thể mất đến một năm để mang thai tự nhiên, vì vậy, bạn nên sinh con sớm hơn để không phải lo lắng về vấn đề này.
2. Đau nhức
|
Ảnh minh họa |
Khi nồng độ hormone
estrogen giảm, dây chằng và sụn cũng bị ảnh hưởng. Nghiên cứu cho thấy những thay đổi hoóc môn có liên quan đến sự phát triển của viêm xương khớp. Tăng hấp thu lượng canxi, vitamin D và tập thể dục để tăng cường xương và cơ bắp giúp ngăn chặn đau nhức do tiền mãn kinh
.
3. Thay đổi cân nặng
Quá trình trao đổi chất để xây dựng cơ bắp bị chậm lại, cùng với đó là căng thẳng tăng cao do thiếu ngủ và lo lắng về các dấu hiệu trên. Căng thẳng có thể làm tăng trọng lượng do lượng hoóc môn cortisol cao. Tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống lành mạnh.
4. Mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc
Phụ nữ bước sang tuổi tiền mãn kinh dễ mắc phải chứng mất ngủ. Biểu hiện thường thấy là khó ngủ hoặc ngủ một vài giờ sau đó tỉnh giấc và không thể ngủ say được như trước.
|
Ảnh minh họa |
Ngủ không ngon giấc do các cơn bốc hỏa tuổi mãn kinh khiến chị em đổ mồ hôi, ớn lạnh khi ngủ.
5. Rụng tóc và tích mỡ vùng bụng
|
Ảnh minh họa |
Bước vào thời kỳ tiền mãn kinh là khi chị em cảm nhận được những thay đổi trong vẻ ngoài của mình. Tóc rụng nhiều hơn khi phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh. Bên cạnh đó, cơ thể trở nên nặng nề do sự rối loạn hormone nữ esrogen dẫn tới dễ tăng cân, tích mỡ ở các vùng như eo, mông và đùi.
6. Loãng xương
Đây là bệnh lý toàn thân, thiếu hụt hormone, xương trở nên xốp, mỏng và giòn nên rất dễ gãy. Đây cũng chính là nguyên nhân người phụ nữ cao tuổi dễ bị bệnh phải nằm bệnh viện, tàn phế, thậm chí tử vong.
7. Bệnh tim mạch
Hormone nữ rất hữu hiệu trong việc loại bỏ các chất mỡ có hại trong máu, giữ tính đàn hồi, mềm mại của thành mạch. Trước tuổi mãn kinh, phụ nữ ít bị các bệnh lý tim mạch vì buồng trứng còn hoạt động tốt. Buồng trứng suy giảm, thiếu hụt nội tiết, mất yếu tố bảo vệ quý giá nên việc mãn kinh đã trở thành một yếu tố nguy cơ tim mạch độc lập ở phụ nữ lớn tuổi.
8. Các loại ung thư sinh dục nữ
Ung thư cổ tử cung, buồng trứng, ung thư vú thường xuất hiện vào giai đoạn mãn kinh. Bác sĩ khuyên phụ nữ trong độ tuổi này đừng quên khám phụ khoa và khám vú định kỳ để sàng lọc, chẩn đoán các loại ung thư phụ khoa ở giai đoạn sớm.
9. Bệnh Alzheimer
Là quá trình thoái hóa tế bào thần kinh, làm giảm chức năng não bộ. Khoảng 40% người trên 80 tuổi mắc bệnh này. Sau tuổi 70, tỷ lệ mắc bệnh của phụ nữ gấp 3 lần nam giới.
Để giảm nguy cơ Alzheimer, phụ nữ cao tuổi nên tham gia hoạt động xã hội, tập suy nghĩ và các hoạt động mang tính động não có thể giúp đẩy lùi căn bệnh này.
10. Cơn bốc hỏa (cảm giác nóng bừng mặt)
Ảnh minh họa |
Khi nồng độ estrogen suy giảm, các mạch máu có thể bị giãn ra nhanh chóng và làm cho nhiệt độ da tăng lên. Hiện tượng này có thể gây cảm giác nóng bừng lan từ ngực lên vai, cổ và lên đầu.
Mồ hôi thoát ra nhiều rồi khô đi sẽ làm da mất nhiều nhiệt lượng, khiến cảm thấy ớn lạnh, mệt mỏi và uể oải. Mặt bạn có thể trông giống như lúc xúc động, xuất hiện các điểm dãn mạch trên da ngực, cổ và cánh tay.
Cơn bốc hỏa có thể kéo dài từ 30 giây đến 30 phút, thường gặp nhất khoảng 2-3 phút. Tần suất xảy ra cơn bốc hỏa thay đổi tùy người, có thể mỗi giờ một cơn hoặc chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện.
Cơn bốc hỏa có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, cả ngày lẫn đêm, có thể trong một vài năm, nhưng cũng có người không hề có triệu chứng này.
Ngân Trần
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học
Chủ đề liên quan: