-
UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) vừa tổ chức Lễ kỷ niệm 995 năm “Hội thề trung hiếu” đền Đồng Cổ (1028-2023) và Lễ công bố quyết định ghi danh “Hội thề trung hiếu” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
-
Trước thềm ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, hướng tới kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, sáng ngày 24/5, Câu lạc bộ Tennis Báo chí Nghệ An đã dành tặng nhiều suất quà cho các trẻ em khuyết tật tại Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật Nghệ An.
-
Có những câu chuyện nhỏ xíu vậy thôi, mà khiến nhà văn Trương Chí Hùng yêu miền Tây đến lạ kỳ. Hễ có dịp nghỉ hè, bạn bè hay rủ đi du lịch nước ngoài nhưng với nhà văn thì chỉ muốn rủ bạn về miền Tây chơi.
-
Nhờ ngôn ngữ biểu cảm đặc biệt và làn điệu đặc sắc chứa đựng trầm tích và mạch nguồn văn hóa cộng đồng của dân ca mà con người từ khắp mọi phương trời không cùng ngôn ngữ, không chung phong tục, tập quán vẫn có thể rung cảm, đồng điệu, chia sẻ... Thuộc nhóm dân tộc rất ít người tại Việt Nam, dân tộc Bố Y luôn nỗ lực bảo tồn các giá trị văn hóa trong dòng chảy cuộc sống hiện đại, làm nên nét đẹp riêng trên mảnh đất biên cương Lào Cai.
-
Lễ hội Vía Bà chúa xứ núi Sam là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam để đề cửu UNESCO ghi danh. Đây là đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) trong văn bản mới đây gửi cho Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam về việc lựa chọn ưu tiên của Việt Nam cho đợt xem xét hồ sơ của Ủy ban Liên chính phủ năm 2024.
-
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định đưa Mo Mường ở 4 huyện của tỉnh Sơn La vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
-
Tối 11/5, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên tổ chức khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2023.
-
Chữ viết của người Chăm xuất hiện lần đầu tiên trên bia ký Đồng Yên Châu (Trà Kiệu - Quảng Nam) vào thế kỷ thứ IV. Người Chăm viết chữ trên nhiều chất liệu khác nhau, như khắc chữ trên đá, gỗ, kim loại, viết chữ trên giấy, da thú, tre và vải. Trong đó, có việc khắc chữ trên chất liệu lá buông. Đến nay, các chức sắc người Chăm vẫn còn sử dụng trong giao tiếp hành chính, ghi chép địa bạ, luật tục, văn chương và kinh kệ.
-
Sáng 10/5, Khánh Hòa tổ chức khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2023, thu hút hàng nghìn lượt khách hành hương, người dân trong tỉnh và du khách quốc tế tham dự.
-
Người Cơ Ho dưới chân triền núi Lang Bian có năng khiếu âm nhạc bẩm sinh. Từ vùng đất này đã cất lên rất nhiều giọng hát, hàng chục ca sĩ đã thành danh trong tỉnh, trong nước. Nếu chia tỷ lệ ca sĩ trên dân số, thì mật độ “người hát” ở vùng này rất cao, có thể là nhất nước.
-
Dân tộc Kháng là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời tại miền núi Tây Bắc và là 1 trong 19 dân tộc ở Điện Biên. Người Kháng sinh sống thành từng bản, tập trung ở huyện Tuần Giáo, Tủa Chùa. Với đặc thù địa hình sinh sống, phương thức canh tác, sản xuất nên đồng bào dân tộc Kháng vẫn giữ được nhiều nét văn hóa riêng, từ tiếng nói, trang phục, phong tục tập quán, các nghi lễ đặc sắc và độc đáo.
-
Cũng như các trang phục dân tộc Tày, Nùng khác, trang phục dân tộc Nùng An, xã Phúc Sen (Quảng Hòa) mang nét giản dị, mộc mạc, được cắt may đơn giản nhưng cẩn thận từ tấm vải chàm do bàn tay khéo léo của người phụ nữ làm nên. Trải qua bao biến đổi của thời gian với những thăng trầm của cuộc sống, trang phục dân tộc Nùng An vẫn mang những nét đẹp riêng và giữ được giá trị truyền thống độc đáo.
-
Ngày 5/5 (tức ngày 16/3 âm lịch), Ban Khánh tiết đình làng An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cùng các tộc họ làng An Vĩnh tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm tri ân Đội hùng binh năm xưa đã tiến hành đo đạc hải trình, cắm mốc, dựng bia chủ quyền đối với hai quần đảo quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
-
Sau 5 tháng triển khai thực hiện công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Việt Nam mùa khô (2022 – 2023) trên địa bàn tỉnh Mondulkiri (Campuchia). Dự kiến ngày 24/5 tới đây, phía tỉnh Mondulkiri bàn giao, hồi hương 21 hài cốt liệt sĩ Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam cho phía tỉnh Đắk Lắk đưa về nước, bảo đảm trang trọng, chu đáo.
-
Những chiếc chum độc đáo được tạo nên từ đá và sự đoàn kết, sáng tạo của đồng bào La Ha ở “miền cổ tích” Ngọc Chiến, huyện Mường La (Sơn La) đã trở thành điểm nhấn mời gọi du khách tới tham quan, trải nghiệm.
-
Ngày 28/4, UBND xã Thành Lợi và cộng đồng dân cư (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) tổ chức đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội Thái bình xướng ca.
-
Người Nùng U chiếm đa số và có lịch sử cư trú lâu đời tại huyện Hoàng Su Phì, đây là dân tộc có bề dày văn hóa truyền thống ở cả hai lĩnh vực văn hóa vật thể và phi vật thể, trong đó có nghề chạm khắc bạc.
-
Được diễn ra từ ngày 25/4 đến 1/5, Tuần lễ du lịch Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) năm 2023. Tại đây, người dân và du khách có thể chiêm ngưỡng điệu múa Tung tung Da dá (Vũ điệu dâng trời), là một trong những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Cơ tu.
-
“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba”. Trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt, Giỗ Tổ Hùng Vương từ bao đời nay đã trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, là điểm hội tụ tinh thần đại đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Vào dịp này, mỗi người dân Việt Nam, dù ở quê hương hay cách xa Tổ quốc muôn trùng, đều hướng về với tấm lòng thành kính, tri ân công đức tổ tiên, thể hiện truyền thống đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn”.
-
Tháng 4 hàng năm, lúc cao điểm mùa khô, người Êđê ở buôn Ky, phường Thành Nhất, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, lại náo nức tổ chức Lễ cúng cầu mưa. Đây là một trong những hoạt động nhằm gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống.