Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ theo phong tục ba miền

Tết Đoan Ngọ là một ngày lễ tết truyền thống lâu đời ở nước ta. Đây là thời điểm mà người dân tiến hành nghi thức giết sâu bọ, làm lễ tạ ơn tổ tiên, trời đất, vạn vật và ăn mừng mùa vụ thành công.

Độc đáo phong tục ăn Tết của dân tộc Si La ở Lai Châu Độc đáo phong tục ăn Tết của dân tộc Si La ở Lai Châu

Phong tục đón Tết của người Nùng Phong tục đón Tết của người Nùng

Theo truyền thuyết, vào một vụ mùa bội thu, người nông dân ăn mừng vì trúng mùa. Thế nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo đến đông đảo, ăn hết cây trái, thực phẩm đã thu hoạch được. Người dân rất lo lắng, đau đầu không biết cách gì để có thể giải quyết được nạn sâu bọ thì xuất hiện một ông lão xưng là Đôi Truân.

Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm những lễ vật đơn giản: Bánh gio, trái cây, sau đó đi ra trước nhà mình vận động thể dục. Mọi người làm theo lời ông thì chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hàng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì đã dặn thì sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn và để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày Tết “diệt sâu bọ”.

Tết đoan ngọ năm 2023 diễn ra vào thứ năm, ngày 22/6 dương lịch. đoan có nghĩa là mở đầu, ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h. do đó lễ cúng tết đoan ngọ nên được tiến hành vào giờ chính ngọ tức là từ 11 giờ đến 13 giờ chiều ngày 5/5 âm lịch.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ theo phong tục ba miền
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở miền Bắc.

- Hương, hoa, vàng mã.

- Nước, rượu nếp.

- Các loại hoa quả (mận, vải...).

- Xôi, chè.

- Bánh tro, bánh ú: được làm từ gạo nếp, ngâm trong nước tro, gói bằng lá chuối. Đây là loại bánh dễ ăn, dễ tiêu, ngon hơn khi ăn với đường hoặc mật.

- Cơm rượu nếp: là món đặc trưng của người miền Bắc, đặc biệt là món cơm rượu nếp cái hoa vàng bởi không phải nơi nào cũng có và ngon như ở nơi đây. Một số nơi còn có thêm cơm rượu nếp cẩm.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Trung

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ theo phong tục ba miền
Thịt vịt thường có trên mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ của người miền Trung.

- Hương, hoa, vàng mã.

- Nước, rượu nếp.

- Các loại hoa quả như vải, mận…

- Bánh tro, bánh ú.

- chè kê: là món đặc biệt quen thuộc và xuất hiện trong mâm cúng tết đoan ngọ của tỉnh quảng nam.

- thịt vịt: món ăn này thường có trên mâm lễ cúng tết đoan ngọ của người miền trung. vì theo quan niệm xưa, thịt vịt có tính mát, ăn vào sẽ làm mát, giải nhiệt cho cơ thể, có khả năng bổ máu và tốt cho hệ tiêu hóa.

- Cơm rượu: món này ở miền Trung được làm bằng phương pháp lên men cổ truyền, có hình dạng vuông vức.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ theo phong tục ba miền
Cơm rượu ở miền Nam trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ không để rời mà được vo thành những viên tròn trước khi ủ.

- Hương, hoa, vàng mã.

- Nước, rượu nếp.

- Các loại hoa quả như vải, mận…

- Cơm rượu: khác với miền Trung, cơm rượu ở miền Nam không để rời mà được vo thành những viên tròn trước khi ủ. Đến khi rượu dậy mùi thì thêm nước đường vào. Ăn cảm giác giống như xôi chè ở miền Bắc.

- Bánh ú bá trạng: được làm tương tự như bánh tro nhưng to hơn một chút. Bánh làm từ gạo nếp và được nhồi nhiều loại nhân, sau đó gói trong lá rồi đem đi luộc hoặc hấp chín.

- Chè trôi nước: là những viên chè tròn to được làm bằng bột nếp trắng, có nhân là đậu xanh thơm bùi, ăn cùng với nước đường gừng và nước cốt dừa.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ theo phong tục ba miền
Tết Đoan Ngọ năm 2023 diễn ra vào thứ Năm, ngày 22/6 Dương lịch.

Bài khấn cúng Tết Đoan Ngọ

Nam mô A di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là:……………………………………………………….

Ngụ tại:………………………………………………………

Hôm nay là ngày mùng 5/5 Âm lịch, nhằm ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ,... cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di Đà Phật! (3 lần)

Phong tục đón Tết của người Nùng Phong tục đón Tết của người Nùng

Chúng ta đang ở trong những ngày xuân đẹp nhất, thời điểm khởi đầu của đất trời và vạn vật. Cùng với các dân tộc anh em, người Nùng ở Lào Cai cũng tưng bừng đón tết Nguyên đán và bước vào năm mới với những hy vọng tốt lành.

Hơn 8,4 lượt triệu đoàn viên, người lao động được Công đoàn chăm lo Tết Hơn 8,4 lượt triệu đoàn viên, người lao động được Công đoàn chăm lo Tết

Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong dịp Tết Nguyên đán 2023 đã có hơn 8,4 triệu lượt đoàn viên, người lao động được thụ hưởng các hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn với tổng kinh phí hơn 5.185 tỷ đồng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thời đại (https://thoidai.com.vn/mam-cung-tet-doan-ngo-theo-phong-tuc-ba-mien-187503.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY