Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

10 dấu hiệu tố cáo bạn đang mắc bệnh nghiện công việc

Nghiện việc là một căn bệnh nguy hiểm nhưng không phải ai cũng dễ dàng nhận ra. Dưới đây là 10 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang mắc phải căn bệnh này.

Không có thời gian cho gia đình

Bận rộn đến mức không có thời gian dành cho gia đình chính là biểu hiện dễ thấy nhất của những người nghiện công việc. Công việc luôn là ưu tiên hàng đầu và do vậy họ thường về trễ trong những bữa cơm, không có mặt trong các cuộc họp gia đình và không có thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi cùng người thân.

Ảnh minh họa

Sợ rảnh

Nếu như sự bận rộn luôn khiến bạn thấy mình thật hữu ích còn sự rảnh rỗi lại khiến bạn có cảm nghĩ rằng mình là kẻ thừa thãi. Ngay cả khi được phép nghỉ ngơi, bạn vẫn lôi máy tính ra kiểm tra email theo một thói quen thường ngày. Đó chính là khi bạn “sợ rảnh” - một biểu hiện đáng sợ của những người nghiện việc.

Luôn ôm đồm công việc

Luôn nghĩ rằng chỉ có bản thân mới hoàn thành công việc một cách tốt nhất và do vậy không tin tưởng hoặc không giao công việc cho người khác. Bạn luôn ôm đồm mọi thứmột cách thật nặng nề.

“Những người nghiện việc có xu hướng không thích làm việc theo nhóm vì họ nghĩ tự làm là tốt nhất”- Theo bác sĩ tâm lý Bryan Robinson - tác giả cuốn sách Chained to the Desk.

Không bao giờ cảm thấy hài lòng

Thật đáng buồn nếu bạn không bao giờ hài lòng về thành tích của cấp trên, cấp dưới và ngay cả chính bản thân. Đấy cũng chính là một biểu hiện của người nghiện việc.

Malissa A Clark, giáo sư trợ giảng tâm lý của Đại học Georgia cho rằng: những người nghiện việc thường kém hài lòng hơn trong công việc, trong cuộc sống và bỏ nhiều công sức hơn.

Ảnh minh họa

Là người đầu tiên có mặt và người cuối cùng rời công ty

Người nghiện công việc thường có tâm lý muốn đánh bại tất cả những nhân viên khác trong “cuộc đua” đến văn phòng vào mỗi sáng. Và do vậy, cũng đừng ngạc nhiên khi họ chính là người cuối cùng rời khỏi văn phòng làm việc vào mỗi ngày.

Với họ, việc đến sớm không chỉ thể hiện trách nhiệm trong công việc mà hơn hết nó giúp họ bắt đầu công việc ngay lập tức. Và dĩ nhiên nán lại văn phòng thêm một phút giây nào là có thể hoàn thành thêm một khối lượng công việc không hề nhỏ.

Không thể ngủ ngon giấc

Bạn chưa bao giờ có một giấc ngủ ngon. Bạn luôn nghĩ về công việc thậm chí là trong giấc mơ, bạn bị quấy rối bởi những cuộc điện thoại và không cho phép chiếc máy tính cá nhân của mình được đi ngủ. Đây là lúc bạn thực sự mắc bệnh nghiện việc.

Không bao giờ có một kỳ nghỉ

Những kỳ nghỉ lễ hay những chuyến du lịch sẽ khiến bạn xả stress và lấy lại nguồn cảm hứng trong công việc cũng như cuộc sống. Tuy nhiên bạn không làm được điều này vì quá bận rộn hoặc không cho phép bản thân được nghỉ nghơi ngay cả lúc có thể.

Sức khỏe kém

Làm việc quá sức sẽ đem lại những hậu quả nghiêm trọng cho bản thân về cả thể chất lẫn tinh thần.

Chuyên gia tâm lý Robinson cho biết có nhiều mức độ nghiện việc khác nhau, trong đó người mắc phải chứng này phải đối mặt với những vấn đề như nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và tiểu đường loại 2 cao hơn, hệ miễn dịch kém hơn, huyết áp cao, các vấn đề về tiêu hóavà thường xuyên đau đầu.

Một nghiên cứu khác xuất bản vào tháng Năm của trường Đại học Bergen ở Na Uy, đã chứng minh mối quan hệ giữa nghiện việc với các vấn đề tâm lý khác như chứng rối loạn cưỡng bức ám ảnh, lo lắng và trầm cảm.

Không công khai chứng nghiện công việc của mình

Bác sĩ tâm lý Bryan Robinson cho biết: “Người nghiện việc là người khi đang trượt tuyết cũng nghĩ tới công việc, còn người bình thường là đang làm việc vẫn nghĩ tới trượt tuyết”. Vấn đề là người nghiện việc không hề ý thức được việc họ đang mắc bệnh nếu không gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý.

Thích nói về công việc hơn mọi thứ trên đời

Công việc, công việc và công việc. Đó là mục đích sống của bạn và nó trở thành đề tài trong mọi cuộc trò chuyện. Điều này không chỉ khiến bạn trở nên nhàm chán mà dần dần sẽ khiến bạn trở thành một kẻ nghiện việc.

Ngân Trần

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/10-dau-hieu-to-cao-ban-dang-mac-benh-nghien-cong-viec-23189/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY