Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

11 điều cần tránh để giảm phù chân khi mang thai

Theo thống kê, có đến 90% bà bầu bị phù nề trong 3 tháng cuối thai kỳ. Phù nề gây những khó khăn trong sinh hoạt. Để giảm phù chân khi mang thai các bà bầu nên tránh làm những việc sau.

Trong suốt thai kỳ, cơ thể người phụ nữ đều trải qua những thay đổi như: chuột rút, giãn âm hộ, đau vùng chậu, phù nề,... Trong đó, phù nề chân là tình trạng phổ biến. Nó có thể xuất hiện ở bất kỳ thời gian nào, nhưng chủ yếu là 3 tháng cuối. Nguyên nhân gây phù nề là do trong những tháng cuối, trọng lượng em bé tăng lên, chiếm thể tích lớn trong khoang bụng, dẫn đến chèn ép tĩnh mạch dưới, khiến khó lưu thông máu, gây phù nề.

Nếu thai phụ bị phù nề toàn thân, cao huyết áp, nước tiểu có đạm,... thì cần đi khám ngay. Vì nó là những biểu hiện của tiền sản co giật, nếu để nặng có thể biến chứng thành tiền sản giật nặng hay sản giật.

Những điều cần làm để giảm phù chân khi mang thai

Tránh đứng, ngồi một chỗ quá lâu:

Việc đứng quá lâu khiến máu và dịch dồn xuống chân nhiều và nhanh hơn. Ngồi một chỗ trong thời gian dài sẽ gây chèn ép xương chậu. Không nên ngồi vắt chéo chân sẽ ảnh hưởng đến lưu thông máu. Các bà bầu nên đi lại, vận động nhẹ nhàng để giảm tình trạng phù nề.

Mang giày, dép quá chật:

Phù chân khiến kích thước bàn chân to lên. Thai phụ nên lựa chọn size giày, dép lớn hơn. Nếu cứ đi size cũ thì bàn chân sẽ bị gò bó, chèn ép. Việc này có thể làm chân của bạn bị chai, viêm kẽ chân, cảm giác bức bối sẽ khiến tâm trạng khó chịu,... Bên cạnh đó, độ cao của giày, dép cũng cần thay đổi cho phù hợp. Nói không với các đôi giày cao gót, bởi khi mang chúng, cơ thể sẽ không cân bằng, xương chậu có thể bị nghiêng. Đi giày quá cao cũng có thể khiến bạn bị trẹo chân, vấp ngã,... gây hệ lụy xấu đến thai nhi. Bạn nên chọn những đôi giày, dép có độ cao 1-3 cm, không chọn đế nhọn. Khi ngồi làm việc, nên cởi giày và đi dép mềm để chân được thoải mái nhất.

Không mang đồ quá chật:

Bạn nên tạm biệt với những chiếc quần tất ôm, nịt thun, giày bốt cao cổ, đồ lót ôm sát,.... khi mang thai. Bởi lẽ phù nề xuất hiện do tĩnh mạch bị chèn ép, lưu thông máu kém. Mặc đồ thoải mái cũng là cách giảm phù chân.

Không nên ăn thức ăn quá mặn, quá cay:

Thức ăn quá mặn sẽ giữ nước trong cơ thể, còn thức ăn quá cay có thể khiến giãn tĩnh mạch.

Tránh tăng cân không kiểm soát:

Việc tăng cân quá nhanh khiến sức ép của trọng lượng cơ thể lên đôi chân càng tăng lên.

Nên uống nhiều nước:

Uống nhiều nước giúp lợi tiểu, có lợi cho việc giảm phù nề. Bạn nên uống các loại nước lúa mạch. Không uống các loại nước chứa cafein và cồn, chúng không tốt cho thai nhi.

Nên gác cao chân khi ngủ:

Dùng một chiếc gối để kê cao chân khi ngủ cũng giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng ứ máu ở bàn chân. Bạn có thể sử dụng các loại gối cho bà bầu.

Nên ngủ nghiêng người:

Bạn nên ngủ nghiêng người qua bên trái, việc này giúp giảm chèn ép lên tĩnh mạch chủ, giúp máu lưu thông tốt hơn. Nghiêng người qua trái cũng giúp giảm áp lực của tử cung lên xương chậu.

Ngâm chân và mát xa chân:

Đây là cách làm đơn giản mà hiệu quả để giảm phù chân. Bạn nên ngâm châm trong nước ấm khoảng 10-15 phút mỗi ngày. Tránh ngâm quá lâu, cơ thể có thể bị nhiễm lạnh. Bạn có thể mát xa cho chân bằng cách: xoay cổ chân theo vòng tròn và gập cổ chân lại; sau đó xoay từng ngón chân theo chiều kim đồ hồ; tập đều cho cả hai chân và thực hiện khoảng 10 phút mỗi ngày.

Chế độ ăn khoa học:

Bạn nên ăn đầy đủ các chất để em bé không bị thiếu dinh dưỡng. Nên nạp nhiều protein từ thực vật và sữa, như: đậu lăng, rau bina, cải bắp, sữa đậu nành, sữa chua,... Các bà bầu cũng cần nạp các loại vitamin, canxi, kẽm từ trái cây, rau củ quả. Khuyến khích ăn đu đủ, táo, ổi, chuối,....

Tập thể dục:

Bạn có thể tìm thấy rất nhiều các bài tập yoga, thiền, tập thở,... dành cho bà bầu trên internet. Nên tập trong suốt thai kỳ, vì nó giúp bạn trải qua thời gian mang thai dễ dàng hơn, cải thiện sức khỏe. Các bác sĩ cũng khuyên thai phụ nên đi bộ nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày, ít nhất là 2,5 tiếng mỗi tuần để “vượt cạn” thuận lợi.

Phù chân nói riêng và phù nề nói chung đều gây ảnh hưởng trong sinh hoạt, nhưng nó không nguy hiểm. Nếu thấy những biểu hiện bất thường kèm theo, bạn nên đi khám ngay. Hy vọng những cách trên đây sẽ giúp bạn giảm phù chân khi mang thai và có một thai kỳ khỏe mạnh.

Ý Nhi

Theo tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/11-dieu-can-tranh-de-giam-phu-chan-khi-mang-thai-28434/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY