Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

12 thủ phạm khiến bạn luôn cảm thấy đói bụng dù đã ăn rất nhiều

Đói là một dấu hiệu tự nhiên của cơ thể mà bạn không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, tại sao một số người luôn bị cơn đói hành hạ, dù họ đã ăn uống no nê chỉ vài tiếng trước đó

Chế độ ăn không lành mạnh

- Ăn quá nhiều chất bột đường đã qua chế biến: Quá trình chế biến làm mất các chất xơ, vitamin và chất khoáng trong thực phẩm (bánh mì, kẹo, nước ngọt, bánh nướng...). Do thiếu chất xơ nên thức ăn sẽ bị tiêu hóa và hấp thu rất nhanh, không tạo cảm giác đầy bụng nên sẽ mau đói. Đường hấp thu nhanh ào ạt vào máu sẽ kích thích tăng tiết lượng lớn insulin quá mức cần thiết để vận chuyển nhanh đường vào tế bào ( dự trữ hoặc cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động) làm hạ đường huyết đột ngột gây cảm giác đói và run. Khi làm việc, cần tránh các loại bánh chiên ăn nhanh, nước ngọt, kẹo, bánh ngọt…, các loại này không duy trì năng lượng lâu dài sẽ khiến mau thấy đói trở lại.

- Ăn không đủ protein: Protein có đặc tính làm giảm cảm giác đói vì làm tăng sản xuất hormone tạo cảm giác đầy bụng, giảm sản xuất hormone kích thích gây đói. Lượng protein phù hợp chiếm 25% năng lượng ăn vào (thịt, cá, trứng, sữa, yogurt, hạt và ngũ cốc nguyên hạt).

- Chế độ ăn thiếu chất béo: Chất béo tạo cảm giác đầy bụng no lâu vì lưu trữ lâu trong dạ dày, kích thích phóng thích các hormone gây cảm giác đầy bụng. Các chất béo có lợi cho sức khỏe gồm: các triglyceride chuỗi trung bình (dầu dừa), omega_3 (cá hồi, cá thu, cá ngừ, hạt của quả óc chó, hạt cây lanh), trái bơ, dầu olive, trứng, yogurt từ sửa nguyên kem.

- Chế độ ăn thiếu chất xơ: Thức ăn nhiều chất xơ sẽ tồn tại trong dạ dày lâu hơn và cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, do đó sẽ lâu bị đói hơn. Chất xơ làm giảm phóng thích hormone thèm ăn, kích thích tạo các acid béo chuỗi ngắn gây cảm giác đầy bụng. Chất xơ hòa tan sẽ tạo cảm giác đầy bụng tốt hơn chất xơ không hòa tan. Chất xơ còn có lợi trong các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, béo phì. Các thức ăn nhiều chất xơ hòa tan như cam, yến mạch, hạt lanh, khoai lang, bông cải.

Ngủ không đủ giấc

Giấc ngủ luôn đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe vì đây là hoạt động cần thiết để duy trì chức năng não và hệ miễn dịch. Một giấc ngủ đảm bảo còn làm giảm nguy cơ mắc các căn bệnh mãn tính như tim mạch hay ung thư.

Không những thế, thói quen ngủ đủ giấc còn giúp kiềm hãm cơn thèm ăn, điều hòa nồng độ hormone ghrelin khiến bạn cảm thấy đói. Giấc ngủ còn giúp duy trì nồng độ leptin ở mức cần thiết làm cho bạn có cảm giác no.

Thiếu nước

Bạn có thể luôn đói nếu không uống đủ nước là vì nước có đặc tính giảm sự thèm ăn. Ngoài ra, bạn có thể nhầm lẫn cảm giác khát với cảm giác đói. Nếu lúc nào cũng đói, uống thử một hoặc hai ly nước để tìm hiểu xem bạn có khát nước không.

Lo âu, phiền muộn

Ăn uống là một cơ chế của cơ thể để đối phó lại với tình trạng phiền muộn và lo âu. Nguyên nhân một phần vì khi stress, cơ thể không có đủ lượng hormone tốt để có thể làm dịu lại tâm trạng và chúng ta có xu hướng thèm ăn những món nhiều tinh bột như mì ống, bánh mì... để tăng mức độ hormone feel-good serotonin. Tuy nhiên, những món đầy đường và dầu mỡ sẽ khiến tình trạng căng thẳng thêm kéo dài. Bạn nên thay thế chúng bằng trái cây, rau quả, salad để vừa làm thoải mái tâm trạng vừa tốt cho sức khỏe.

Uống nhiều rượu

Uống quá nhiều rượu vào cơ thể sẽ gây hại cho sức khỏe. Đồ uống không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng đến não khiến bạn thường xuyên bị đói. Rượu có đặc tính gây đói.

Cường giáp

Nếu bạn luôn đói và ăn nhiều hơn bình thường nhưng vẫn giảm cân, đó là khi tuyến giáp có thể bị quá tải hoóc môn, kích hoạt cơ thể làm mọi thứ không theo đúng quỹ đạo. Hãy suy nghĩ tuyến giáp là một bộ phận hoóc ôn nội tiết tố tăng cường mọi thứ trong cơ thể. Vì vậy, quá trình trao đổi chất cũng tăng lên khi cường giáp và cảm giác luôn đói là kết quả dễ nhìn thấy.

Tuyến giáp cũng tham gia vào cảm giác no nê, nên cảm giác thèm ăn sẽ khó chịu hơn nhiều nếu tuyến giáp hoạt động quá mức.

Ngoài ra, cơ thể đói kèm theo mệt mỏi, buồn bực, móng tay giòn hoặc rụng tóc. Đó là những dấu hiệu của cường tuyến giáp. Hãy theo dõi cẩn thận và thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh để đảm bảo sức khoẻ tuyến giáp.

Ăn uống vội vã, nhanh chóng

Tốc độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cảm giác của cơ thể. Sự vội vã khiến cơ thể không cảm thấy no, đồng thời hormone chống đói chưa kịp giải phóng làm cho bạn nhanh chóng cảm thấy cồn cào dù mới ăn xong chốc lát.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 làm rối loạn lượng đường trong cơ thể tạo ra chu kỳ cảm giác đói khi mọi người cố gắng đưa lượng đường trong máu về đúng mức kiểm soát. Mức đường trong máu thấp gây nên sự thèm ăn, nhưng ăn quá mức có thể làm cho mọi thứ tồi tệ hơn.

Điều gì xảy ra với những người ăn quá nhiều và lượng đường trong máu quá cao mà vẫn không thể có cảm giác no. Cho dù thế nào nếu bạn luôn đói vẫn nên cố gắng kiểm soát lượng đường trong máu ổn định với các thực phẩm hợp lý và tránh xa các thực phẩm đã qua chế biến tinh chế và nhiều carb.

Mất tập trung khi ăn

Ăn uống mất tập trung liên quan đến sự thèm ăn nhiều hơn, tăng lượng calo và tăng cân. Nó ngăn bạn nhận ra tín hiệu no/đói của cơ thể hiệu quả như khi không bị phân tâm.

Béo phì

Ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân, nhưng ở chiều ngược lại, bệnh béo phì cũng có thể khiến bạn đói bất cứ lúc nào. Chất béo dư thừa có thể làm cho mức insulin tăng vọt và kích thích sự thèm ăn. Thêm vào đó, các tế bào mỡ làm cho cơ thể bạn ít nhạy cảm hơn với hormon no là leptin, bởi thế dù bạn đã ăn rất nhiều nhưng vẫn chưa cảm thấy no bụng.

Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên chú ý lựa chọn những thực phẩm lành mạnh và hỗ trợ giảm cân như bơ, cá hồi, các loại hạt, ngũ cốc... để vừa lấp đầy cơn đói vừa không ảnh hưởng đến cân nặng. Uống nhiều nước cũng là phương pháp giúp cơ thể cảm thấy no lâu hơn.

Tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 đều sẽ bị rối loạn lượng đường trong cơ thể, từ đó gây ra cảm giác đói và muốn nạp đồ ăn. Nếu mức đường trong máu quá thấp thì tình trạng thèm ăn sẽ xuất hiện, nhưng ăn quá mức lại vô tình khiến sức khỏe của bạn trở nên tồi tệ hơn.

Vậy nên, cho dù bạn luôn cảm thấy đói thì vẫn nên cố gắng kiểm soát lượng đường trong máu ổn định với những loại thực phẩm lành mạnh, đồng thời tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn và chứa nhiều carbs.

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/12-thu-pham-khien-ban-luon-cam-thay-doi-bung-du-da-an-rat-nhieu-28920/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY