Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

3 loại thực phẩm chứa ký sinh trùng nhiều người thích ăn mà mắt thường không thể nhìn thấy

Trong một thời gian dài, ký sinh trùng dường như không tạo được ấn tượng tốt với mọi người. Thật vậy, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân chính đe dọa sự tồn tại của con người trong hàng nghìn năm.

Chẳng hạn, nếu con người tiếp xúc với một số ký sinh trùng ký sinh trong não, chẳng hạn như Toxoplasma gondii, sống trong não suốt đời, sẽ bị giảm khả năng phản ứng.

Cho đến nay, 2 tỷ người vẫn bị nhiễm ký sinh trùng mỗi năm và hàng trăm nghìn người trong số họ tử vong. Chỉ là phần lớn các bệnh này chủ yếu xảy ra ở các nước lạc hậu ở Châu Phi và Nam Mỹ.

Mặc dù, ở các nước có điều kiện vệ sinh tốt (bao gồm cả Việt Nam), bệnh nhiễm ký sinh trùng đã được kiểm soát hoàn toàn. Nhưng cũng có trường hợp bị nhiễm ký sinh trùng trong sinh hoạt hàng ngày. Việc phòng chống ký sinh trùng trong đời sống hàng ngày vẫn không thể xem nhẹ.

Trong số những loại thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, một số loại rất dễ bị ký sinh trùng bám vào. Nếu không được rửa sạch và nấu chín kỹ, chúng sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe. Đối với những thực phẩm này, trước khi ăn bạn phải hết sức lưu ý, rửa kỹ nhiều lần, nấu chín kỹ để đảm bảo loại bỏ hết ký sinh trùng nhé!

1. Rau cần

Rau cần trồng trong môi trường ẩm ướt rất dễ bị Fasciola hepatica bám trên bề mặt. Loại ký sinh trùng này thường ký sinh trên động vật như gia súc và cừu, nhưng cơ thể con người cũng có nguy cơ mắc phải khi ăn rau cần sống hoặc nấu chưa chín.

2. Củ ấu

Củ ấu rất giàu protein, axit béo không bão hòa và nhiều loại vitamin và nguyên tố vi lượng. Loại củ này có nước ngọt giúp giải khát và thơm ngon. Nhiều người mua củ ấu ngoài chợ và trực tiếp bóc vỏ để ăn như một loại củ ăn sống. Nhưng vì là cây thủy sinh nên củ ấu sống có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng. Loại ký sinh phổ biến trên củ ấu là Fasciola brucei.

Sau khi ký sinh trùng này xâm nhập vào cơ thể người, nó sẽ cư trú ở ruột non và sẽ gây ra một loạt các triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, đau bụng, chướng bụng, lừ đừ, mệt mỏi,… thậm chí có người còn bị thiếu máu, phù nề và phát triển các bệnh khác. Vì vậy, khi ăn củ ấu, bạn phải đảm bảo rửa sạch, an toàn nhất là nấu chín trước khi ăn.

3. Ngó sen

Ngó sen có thể được ăn sống cũng như xào, nấu canh, nấu cháo, giá trị dinh dưỡng và giá trị chăm sóc sức khỏe cũng rất cao.

Tuy nhiên, do củ sen mọc trong bùn của các ao hồ nên rất dễ có các loại ký sinh trùng như sán máng, giun chỉ, và một số ký sinh trùng khác cần có nước trong môi trường để phát triển. Cùng với thực tế là phân chuồng thường được dùng làm phân bón cho cây trồng ở nhiều vùng nên rất dễ dẫn trứng của chúng vào nước.

Nếu ăn phải củ sen sống có ký sinh trùng, ký sinh trùng bám vào ruột sẽ gây tổn thương đường ruột, gây viêm loét, đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu. Do đó, đối với ngó sen, bạn nên ăn chín, hoặc chần sơ qua nước sôi trước khi ăn để đảm bảo an toàn.

Khi nói đến ký sinh trùng, chúng ta sẽ có nhiều liên tưởng xấu liên quan đến nó, đó là sự xấu xí, ăn cắp chất dinh dưỡng và gây ra nhiều loại bệnh. Không ngừng tìm tòi và chia sẻ sẽ cho phép bạn nâng cao chất lượng cuộc sống ngay từ bây giờ.

Xem thêm:

Nam giới có ngón út ngắn so với ngón đeo nhẫn nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng cao hơn

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/3-loai-thuc-pham-chua-ky-sinh-trung-nhieu-nguoi-thich-an-ma-mat-thuong-khong-the-nhin-thay-34075/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY