Ảnh minh họa
Trong cuốn "Harvard giản lược Trung Quốc sử", nhà sử học Albert có nói rằng, vào thế kỷ 3 trước Công nguyên, dân số của Trung Quốc đã đạt con số 20 triệu, dẫn đầu và vượt xa toàn thế giới.
Và trong 5 nghìn năm dài đằng đẵng tiếp theo, nó vẫn duy trì sức cạnh tranh mạnh mẽ cho đến khi bị vượt mặt ở thời hiện đại.
Lượng dân cư khổng lồ như vậy không chỉ mang ý nghĩa về nền văn minh siêu hùng mạnh và sức mạnh quốc gia vào thời cổ đại, mà nó còn là biểu tượng cho trí tuệ và sức sống mạnh mẽ của một quốc gia có nền văn hóa cổ xưa.
Trung Quốc được sở hữu và kế thừa một nền văn minh cổ xưa có một không hai trên thế giới. Mãi đến hôm nay, rất nhiều chữ Hán hiện đại và chữ giáp cốt mà người xưa sử dụng cách đây hàng nghìn năm không khác biệt là bao.
Trí tuệ được người xưa để lại qua năm tháng dài đằng đẵng cho đến tận ngày nay vẫn có sức lan tỏa trong mọi khía cạnh của cuộc sống, chẳng hạn như những câu tục ngữ mà chúng ta vẫn thường nghe.
Người Trung Quốc xưa có câu: "Nhân tham tam dạng, nhất sinh bạch mang", có nghĩa là: Con người khi tham ba thứ này, sống xem như phí một đời.
Hãy cùng tìm hiểu xem 3 thứ mà người xưa cảnh báo không nên tham lam là gì, hậu quả của việc tham những thứ đó ra sao và liệu rằng câu nói này áp dụng vào thời nay vẫn chuẩn xác?
Rượu
Thứ đầu tiên không nên tham là "rượu". Mặc dù các thi nhân thời xưa thường đề cập đến sự tồn tại của rượu trong các bài thơ của họ, nhưng nhiều người lại liên tưởng rượu với những cảm xúc tiêu cực như nỗi buồn. Có rất nhiều người nghiện rượu bởi vì cuộc sống không được như ý, rồi dần dần sa đà vào rượu, bị mê hoặc không cách nào thoát ra được.
Ảnh minh họa.
Mà một khi đã nghiện rượu, không chỉ sức khỏe bị ảnh hưởng mà tinh thần cũng trở nên kém minh mẫn, không làm chủ được mình, thậm chí có thể còn gây ra tai họa.
Tương truyền rằng vào thời cổ đại, vua Nghiêu lần đầu tiên uống rượu, cảm thấy vô cùng ngon miệng nên đã uống một bình lớn rồi ngủ một giấc liền ba ngày ba đêm.
Sau khi tỉnh dậy, vua Nghiêu thấy quá lãng phí thời gian nên từ đó không đụng đến rượu nữa và cũng cấm mọi người uống rượu.
Tuy đây chỉ là truyền thuyết, nhưng ngày nay chúng ta cũng có thể tham khảo và áp dụng nó vào thực tế.
Sắc
Thứ không nên tham tiếp theo là "sắc". Sắc cũng có một mối liên hệ nhất định với rượu, vì người xưa từng nói "Rượu là môi giới của sắc". Trong cuộc sống thường ngày, một khi bị đắm chìm trong tửu sắc thì cuộc sống của người đó đã mất đi tinh thần chiến đấu và niềm đam mê, rất khó để quay trở lại được như lúc ban đầu.
Tài
Thứ cuối cùng không nên tham là "tài". Mặc dù có người nói đùa rằng "Tiền không phải là vạn năng, nhưng không có tiền thì vạn vạn bất năng (vạn vạn bất năng có nghĩa là nhất định không được)."
Nhưng quá tham tiền tài cũng là một điều không đúng đắn, vì kết quả của việc quá tham lam có thể sẽ là thôi thúc, đưa đẩy con người đến việc kiếm tiền bằng mọi giá để thỏa mãn dục vọng của bản thân.
Thứ nữa là, người quá tham lam tiền tài sẽ luôn phải đề phòng những người thân, bạn bè bên cạnh mình, từ đó bạn không thể nào cảm nhận được tình thân, tình bạn và tình yêu nữa.
Suy cho cùng, tiền tài vật chất không thuộc về mình mãi mãi. Nếu trong quá trình cố gắng, trong mắt bạn chỉ có tiền tài thì sẽ rất dễ dẫn đến việc tầm mắt trở nên hạn hẹp và không thể nhìn thấy những lợi ích lâu dài về sau.
Con người dù ở thời đại nào, dù ở đất nước nào cũng đều khao khát có một cuộc sống tốt đẹp hơn, có rất nhiều người đã cố gắng hết sức để đạt được điều này.
Nhưng trong quá trình thực hiện ước mơ tốt đẹp đó, người xưa đã nhắc nhở chúng ta không nên tham 3 thứ được nhắc đến ở trên, 3 thứ đó quả thực không nên tham lam hưởng thụ quá đà, nếu không sẽ rơi vào kết cục vô cùng bi thảm, dễ rước họa vào thân.
Theo Pháp luật và Bạn đọc
Link bài gốc Lấy link
https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/3-thu-cang-tham-cang-de-gap-hoa-pham-la-nguoi-khon-ngoan-deu-biet-tinh-tao-tranh-xa-162212502121707321.htmTheo Pháp luật và Bạn đọc