1. Chữa bỏng tay: Giã gừng tươi lấy nước rồi dùng bông bôi lên vết bỏng. Nếu bị nặng thì nhỏ vài giọt nước gừng và để ướt như vậy trong vài giờ.
2. Bỏng lưỡi: Rắc vài hạt đường cát lên lưỡi và để đường tự tan.
3. Ê răng: Ăn me, xoài, cóc, dứa... nhiều thường hay bị ê răng, bạn chỉ cần ăn vài lát khế chua sẽ hết ngay.
4. Tiêu chảy: Uống một đến hai ly rượu vang hoặc bóc một nắm vỏ lụa của củ hành tây, đun nước uống trong ngày.
5. Giải cảm: Cắt nhỏ hành tây cho vào nấu chín, uống lúc còn nóng, hoặc cho vào cháo ăn nóng.
6. Bị ong châm hay rết cắn: Dùng nước muối đặc rửa vết thương sẽ hết đau, đỡ sưng và khử độc.
7. Khi vết thương chảy máu: Nâng cao phần bị thương lên, dùng khăn sạch (hoặc tay) ấn chặt ngay vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy. Nếu máu vẫn không cầm được thì phải buộc ga rô (bằng một cái khǎn gấp lại hoặc dây lưng rộng, đừng dùng dây mảnh) càng gần chỗ vết thương càng tốt. Xiết chặt vừa đủ làm máu cầm lại. Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.
8. Chữa chảy máu khi đánh răng: Nướu răng chảy máu là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn chưa hấp thụ đủ lượng vitamin C cần thiết. Chỉ cần ăn một quả bưởi là có thể cung cấp lượng vitamin mà cơ thể cần cho cả ngày.
9. Chữa nấc: Lấy một thìa đường ngậm dưỡi lưỡi sau đó nuốt dần dần.
10. Khó tiêu: Khi cảm thấy ăn quá no hoặc bị chứng khó tiêu, hãy nằm về bên phải. Thực quản nối với dạ dày ở phía bên trái cơ thể nên nằm về bên phải, thức ăn có thể di chuyển tốt hơn qua đường tiêu hóa.
11. Ợ nóng: cách nhanh chóng để loại bỏ nó là uống soda. Soda có tính kiềm và sẽ trung tính hóa axit gây ợ nóng.
12. Chữa ho khi bị lạnh: Cho một củ hành, 5 lá húng quế, 2 nhánh đinh hương và 5 quả hồ tiêu vào 200ml nước. Đun cô lại một nửa lượng nước sau đó nhấp ít một, ngày 3 lần.
13. Chữa ho do dị ứng gây viêm tấy họng: Nướng 1 quả ổi ngày ăn một lần trong 3-4 ngày.
14. Bảo vệ họng khỏi viêm nhiễm: Hòa nửa thìa bột nghệ với một ít muối vào nửa cốc nước nóng. Khuấy đều và uống ngày một lần trong 3 ngày.
15. Chữa đau họng do ho: Pha một thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Nhấp ít một sữa nóng vào sáng và tối.
16. Chữa chốc đầu trẻ em: Dùng lá đào nấu nước gội đầu, rồi giã nát quả cùng với hạt mướp đắng để bôi.
17. Chữa bong gân: Trộn 1 thìa bột lá chanh với 1 thìa mật ong, đắp lên vùng bị bong gân.
18. Nếu say xe: Cắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc ngồi trên xe đặt ở dưới lỗ mũi. Hoặc cắt miếng gừng dán vào rốn, lấy băng bông dính lại.
19. Sơ cứu đau tim: Cho uống thuốc dầu đường có chứa axit nitơric, nghỉ ngơi yên tĩnh.
20. Sơ cứu xuất huyết não: Tuyệt đối không để bệnh nhân di chuyển. Để đầu bệnh nhân cao hơn một chút và nghiêng một bên. Nếu có hiện tượng nôn phải cho bệnh nhân nôn hết. Nhanh chóng đưa đi cấp cứu.
21. Ngộ độc thực phẩm: Cho uống thật nhiều nước và tìm cách để nôn ra hết.
22. Sốt cao gây co giật: Nhanh chóng cởi bớt quần áo để nhiệt được toả ra và dùng bông tẩm rượu có nồng độ cao xoa lên toàn thân rồi nhanh chóng đưa đi cấp cứu.
23. Đau răng: Cắt một miếng gừng tươi nhỏ gắn chặt vào chỗ đau, làm nhiều lần cho đến khi hết đau.
24. Trị ngạt mũi: Đốt 50g giấm ăn, hơ mũi vào khói bốc lên. Hoặc dùng một nhánh tỏi to cắt vừa lỗ mũi rồi nhét vào.
25. Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: Hơ nóng ngón trỏ và ngón cái trên lửa rồi để lên sống mũi của trẻ, day nhẹ. Làm vài lần.
26. Chữa quai bị: Lấy 100g đậu đỏ ngâm trong nước, giã nát rồi đổ lên tấm vải buộc vào quai hàm.
27. Chữa đau mắt hột: Dùng ngón tay trỏ ấn vào góc mắt một bên rồi hướng dần ra phía tai, làm cho da ở chỗ mắt bị sưng có cảm giác bị kéo ra là được. Ngày làm vài lần.
28. Khi có vật lạ trong mắt: Dùng ngón trái và ngón trỏ của cùng bên mắt nhẹ nhàng nắm lấy phần da ở trên mắt, đầu hơi cúi rồi rung mắt vài lần, vật trong mắt sẽ bị động và rơi ra ngoài.
29. Trị nẻ: Dùng lòng đỏ trứng gà bôi lên vùng bị nẻ.
30. Trẻ sơ sinh bị muỗi cắn: Dùng sữa mẹ bôi lên chỗ sưng đỏ, ngày 4 lần sẽ hết.
31. Ong hoặc bọ cạp đốt: Dùng đèn cồn hoặc nến cẩn thận hơ lên vết thương.
Thanh Huyền
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình
Chủ đề liên quan: