Các bài tập thở cũng giúp xoa dịu tâm trí, cân bằng năng lượng, ổn định tâm trạng và tăng mức độ tập trung. Dưới đây là 4 bài tập thở dễ dàng mà bạn phải thêm vào thói quen hàng ngày của mình để tăng cường sức khỏe phổi.
1. Hơi thở lửa (Skull Shining Breath)
Hơi thở lửa là một kỹ thuật thở ra bùng nổ xen kẽ, ngắn và hít vào dài hơn. Thở ra được tạo ra bởi sự co thắt mạnh mẽ của bụng dưới giúp đẩy không khí ra khỏi phổi. Loại hít thở này rất tốt để tăng mức độ tập trung và tăng cường các cơ của phổi.
Hơi thở lửa là một kỹ thuật thở ra bùng nổ xen kẽ, ngắn và hít vào dài hơn giúp tăng cường sức khỏe cho lá phổi - (Ảnh: Timesofindia). |
Cách thực hiện:
Bước 1: Ngồi thoải mái trên mặt đất trong tư thế kiết già (ngồi khoanh chân với hai bàn chân đặt trên hai đùi), hai tay đặt trên đầu gối, lòng bàn tay hướng lên trên. Giữ cho cột sống thẳng.
Bước 2: Hít sâu bằng mũi và khi thở ra kéo rốn và bụng về phía cột sống.
Bước 3: Thở ra nhanh bằng mũi đồng thời thư giãn rốn và bụng.
Bước 4: Lặp lại quá trình này 10 lần rồi thở ra hít vào từ từ.
2. Thở bằng lỗ mũi luân phiên (Nadi Shodhana Pranayama)
Kỹ thuật thở này là kỹ thuật thở bù trừ năng lượng. Còn được gọi là thở bằng lỗ mũi luân phiên, loại bài tập thở này giúp bạn kiểm soát mức độ căng thẳng, giảm lo lắng và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Cách thực hiện:
Bước 1: Ngồi xuống đất một cách thoải mái, khoanh chân và dựng thẳng cột sống.
Bước 2: Hít vào và thở ra một vài lần từ từ để làm cho bản thân thoải mái trong tư thế này.
Bước 3: Đặt bàn tay trái của bạn trên đùi trong tư thế thiền bằng cách kết hợp đầu ngón tay cái và ngón trỏ. Đưa bàn tay phải lên mặt bằng cách gập ngón giữa và ngón trỏ.
Bước 4: Đóng lỗ mũi bên phải bằng ngón tay cái của bàn tay phải. Hít thở sâu bằng lỗ mũi bên trái, sau đó bịt lỗ mũi lại bằng ngón tay đeo nhẫn và ngón út.
Bước 5: Mở lỗ mũi bên phải và thở ra. Sau đó hít vào bằng lỗ mũi bên phải và đóng lại bằng ngón tay cái. Một lần nữa mở lỗ mũi bên trái của bạn và thở ra.
3. Thở mím môi
Trong cách thở mím môi, bạn hít vào bằng mũi và thở ra từ từ bằng cách chu môi. Khi cảm thấy khó thở, mím môi sẽ giúp đưa nhiều oxy vào phổi hơn và giúp bạn bình tĩnh hơn để có thể thở một cách có kiểm soát.
Cách thực hiện:
Bước 1: Ngồi xuống với tư thế thoải mái, thẳng lưng và đặt tay trên đầu gối.
Bước 2: Hít vào bằng mũi trong vài giây và cố gắng nạp đầy không khí vào bụng thay vì phổi.
Bước 3: Mím môi và thở ra từ từ trong 4 đến 6 giây.
Bước 4: Lặp lại tương tự 5 - 10 lần.
4. Kỹ thuật thở cơ hoành
Thở bằng cơ hoành còn được gọi là thở bụng hoặc thở bằng bụng khuyến khích sự trao đổi oxy hoàn toàn. Kiểu thở này làm chậm nhịp tim và cũng có thể ổn định huyết áp. Bên cạnh đó, thở bằng bụng giúp thúc đẩy quá trình thư giãn, giảm căng thẳng, tăng hiệu quả kéo giãn và nhận thức cơ thể tốt hơn.
Thở bằng cơ hoành còn được gọi là thở bụng hoặc thở bằng bụng khuyến khích sự trao đổi oxy hoàn toàn - (Ảnh: Timesofindia). |
Cách thực hiện:
Bước 1: Nằm ngửa trên sàn hoặc giường, kê một chiếc gối bên dưới đầu gối và đầu.
Bước 2: Đặt một tay phía trên rốn và tay kia đặt trên trái tim.
Bước 3: Hít vào bằng mũi và để ý xem dạ dày chuyển động như thế nào khi thở.
Bước 4: Từ từ thở ra bằng miệng, hóp cơ bụng, đẩy hết không khí ra khỏi bụng.
Chỉ bằng các bài tập thở đơn giản mà không cần bất kỳ thiết bị nào, nó sẽ giúp tăng cường sức khỏe phổi, tăng cường trí não và giảm căng thẳng một cách hiệu quả. Hãy đưa các bài tập thở này vào thói quen hàng ngày để có được một cơ thể dẻo dai và mạnh mẽ hơn.
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: