1. Tiêu chuẩn chăm sóc
Khi một đứa trẻ bị bỏ rơi, nó có thể ảnh hưởng đến khả năng nói và hiểu ngôn ngữ của trẻ. Những đứa trẻ bị bỏ rơi hoặc ở trung tâm bảo trợ thường đạt điểm số thấp hơn trong thử nghiệm nhận thức về ngôn ngữ.
Khi bạn không chú ý và chăm sóc con bạn như chúng muốn, chúng sẽ không nghe những gì bạn nói và không có cơ hội để hiểu nghĩa và âm điệu các từ. Điều này có thể dẫn đến những vấn đề xã hội trong tương lai.
Bạn trẻ đang nằm đất đọc sách bên cạnh giường của cô bé. (Ảnh: Ryan Shapiro) |
2. Khả năng kinh tế
Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứ thuộc Đại học Stanford, Bristish Columbia, UCLA, UC Brekley và được đăng trên tạp chí Journal of Cognitive Neuroscience vào năm 2009 chỉ ra rằng, trẻ em sống ở gia đình có điều kiện kinh tế thấp kém thông minh và đạt được ít thành tựu hơn. Kinh tế của bạn có thể tạo căng thẳng ở nhà. Sự căng thẳng có thể ức chế sự phát triển của con bạn khi nói đến ngôn ngữ và thành tích học tập.
3. Rối loạn tâm lý
Rất nhiều vấn đề về tâm lý và hành vi có thể hạn chế khả năng nói và hiểu ngôn ngữ của con bạn. Một đứa trẻ bị rối loạn nhân cách hoặc tự kỷ sẽ bị hạn chế khả năng khi tiếp xúc với người khác. Nếu con của bạn được chuẩn đoán bị rối loạn tâm lý, bạn cần thảo luận với bác sĩ về khả năng con được học và hiểu ngôn ngữ một cách hiệu quả.
4. Nỗi sợ hãi xã hội
Kinh nghiệm xã hội là vấn đề quan trọng trong khả năng học hỏi và hiểu ngôn ngữ của trẻ. Khi chúng không được giao tiếp với ban bè hoặc người lớn xung quanh, khả năng của chúng bị hạn hẹp.
Một đứa trẻ bị rối loạn lo âu hoặc nhút nhát có thể gặp khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ chỉ bởi vì không được thực hành nhiều. Bồi dưỡng cho chúng kỹ năng xã hội có thể giúp chúng vượt qua nỗi sợ của mình và có thêm nhiều cơ hội học ngôn ngữ cơ bản hàng ngày.
Vân Nhi
Theo chuyên trang Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học
Chủ đề liên quan: