Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

5 chức năng vô cùng quan trọng của thận và nguyên nhân khiến chúng suy yếu

Dẫu biết rằng thận là một cơ quan rất quan trọng và được ví như “nhà máy siêu tinh vi của cơ thể. Nhưng, chính xác thì chức năng chính của thận là gì, và nguyên nhân nào dễ khiến thận suy yếu khiến tỷ lệ người mắc các bệnh lý về thận ngày càng gia tăng hiện nay

5 chức năng vô cùng quan trọng của thận đối với cơ thể chúng ta

1. Hỗ trợ đào thải các chất dư thừa ra khỏi cơ thể

Nghĩ đến thận là ta sẽ nghĩ ngay đến một hệ thống lọc tuyệt vời của cơ thể. Mỗi khi chúng ta ăn - uống, thậm chí là hít thở, bên trong cơ thể sẽ bắt đầu một quá trình chuyển hóa rất phức tạp, từ đó sản sinh ra nước và các chất chuyển hóa, đồng thời là các chất dư thừa.

Khi này, thận sẽ thực hiện công việc giúp duy trì sự sống nhờ quá trình lọc sạch và đưa trở lại cơ thể một lượng máu tới 200 lít mỗi ngày. Khoảng 1- 2 lít dịch được loại bỏ khỏi cơ thể qua đường nước tiểu chứa các chất thải và dịch dư thừa. Điều đó nhằm ngăn ngừa sự tích lũy các chất cặn bã để duy trì cơ thể bạn được khỏe mạnh.

2. Điều hoà huyết áp

Thận có chức năng sản sinh ra hormone được gọi là renin - giúp co mạch máu và hỗ trợ kiểm soát huyết áp của cơ thể. Ngoài ra, thận cũng có thể làm tăng áp lực máu nếu nó bị hạ thấp và sẽ cố gắng điều hoà áp lực máu nếu nó bị tăng quá cao.

Khi thận gặp vấn đề, chức năng điều hòa huyết áp sẽ tạm thời vô hiệu, do đó, tăng huyết áp được xem là một dấu hiệu rất phổ biến của bệnh nhân có bệnh thận (Ảnh: Internet)

3. Sản xuất vitamin D dạng hoạt động, hỗ trợ xương khớp chắc khỏe

Thận có chức năng chuyển vitamin D từ dạng bổ sung hoặc từ ánh nắng mặt trời - thành dạng hoạt động và rất cần thiết cho cơ thể. Vitamin D có chức năng làm tăng hấp thu canxi (được ăn và uống vào) qua niêm mạc ruột.

Khi thận bị tổn thương, quá trình tổng hợp vitamin D bị giảm sút, gây ra các triệu chứng của giảm canxi máu như chuột rút (vọp bẻ) và nếu giảm canxi máu kéo dài sẽ gây bệnh lý tại xương như loãng xương cũng như nhiều hậu quả khác (Ảnh: Internet)

4. Kiểm soát quá trình sản sinh hồng cầu

Thận còn có thể sản xuất ra hormon erythropoietin - giúp kích thích tủy xương trong quá trình tạo hồng cầu (tế bào máu - có chức năng vận chuyển oxy từ phổi đi đến các cơ quan trong khắp cơ thể).

Các tế bào hồng cầu giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể hàng ngày. Khi bệnh nhân bị suy thận mạn tính, quá trình sản xuất erythropoietin bị thiếu hụt sẽ gây thiếu máu và nhiều hệ quả nghiêm trọng liên quan đến thiếu máu.

Nguyên nhân do đâu khiến thận bị suy yếu?

Cho đến nay, tỷ lệ của người mắc và tử vong do bệnh thận ngày càng tăng cao. Nó đã trở thành một vấn đề sức khỏe có tính toàn cầu với ước tính trên toàn thế giới có khoảng 850 triệu người bị bệnh thận với 2.4 triệu người chết mỗi năm.

Tại Việt Nam, hiện có khoảng 5 triệu người đang bị suy thận, khoảng 26.000 người bị suy thận mạn tính giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo và 8.000 ca mắc mới mỗi năm.

Nhưng, nguyên nhân gây ra bệnh thận lại không hề xa lạ, nó bắt nguồn từ thói quen xấu hàng ngày của chúng ta, bao gồm:

1. Lười uống nước: Chức năng chính của thận là loại bỏ chất thải từ quá trình trao đổi chất khỏi cơ thể và điều chỉnh việc sản xuất các tế bào hồng cầu. Để làm điều này, thận của bạn cần nước, và đúng hơn là cần một lượng nước nhất định.

Điều này cho thấy nước cực kỳ quan trọng với thận và việc ta lười uống nước sẽ khiến máu bị cô đặc và lưu lượng máu đến thận sẽ ít hơn. Làm cản trở chức năng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và dẫn đến rất nhiều vấn đề không tốt cho sức khỏe.

Vì vậy, bạn cần uống nước đầy đủ để điều chỉnh dòng chảy của chất lỏng trong thận. Người trưởng thành khỏe mạnh nên uống ít nhất 8-10 ly nước (tương đương với 2,5 lít) mỗi ngày (Ảnh: Internet)

2. Ăn quá nhiều muối: Thận chịu trách nhiệm chuyển hóa 95% lượng natri thu nạp qua thức ăn. Khi lượng muối ăn vào cơ thể ở mức cao, thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng muối dư thừa, dẫn đến giảm chức năng thận. Lượng muối dư thừa trong chế độ ăn uống của bạn cũng gây giữ nước và làm tăng huyết áp - được xem nguyên nhân hàng đầu gây suy thận.

3. Lạm dụng rượu bia: Việt Nam luôn đứng top đầu những quốc gia có tỷ lệ tiêu thụ rượu bia cao nhất, điều này cũng phần nào lý giải vì sao tình trạng mắc bệnh thận tại nước ta cũng ta cũng tăng nhanh hàng năm. Thận giúp cơ thể bạn lọc các chất có hại cho cơ thể, bao gồm cả rượu. Vì vậy, khiuống nhiều rượu, thận sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn, lâu dần sẽ khiến các chức năng suy giảm và gây ra bệnh.

4. Nhịn đi vệ sinh: Vì một số lý do mà ta sẽ thường hay trì hoãn việc đi vệ sinh mà không biết rằng đây lại là nguyên nhân chính gây ra tổn thương thận. Khi nước tiểu nằm ở trong bàng quang một thời gian dài, nó có thể khiến vi khuẩn sinh sôi. Và những vi khuẩn này có thể làm nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc thận, ngoài ra, việc giữ nước tiểu còn có thể làm tăng áp lực lên thận, dẫn đến suy thận khó kiểm soát.

5. Hút thuốc lá: Hút thuốc lá sẽ tàn phá các mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến thận của bạn. Nó thậm chí có thể làm mất chức năng thận và làm cho các bệnh thận bạn đang mắc phải trở nên tồi tệ hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hút thuốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận giai đoạn cuối và suy thận.

Như bạn thấy, những chức năng của thận mang lại rất nhiều lợi ích, chứng minh tầm quan trọng của nó đối với cơ thể cũng như sức khỏe chúng ta. Tuy nhiên, vì chủ quan hay có thể không biết, mà ta thường lặp lại nhiều lần các thói quen xấu khiến thận bị suy yếu dần dần theo thời gian. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ quan này, và thay đổi các thói quen xấu để thận luôn khỏe mạnh.

Xem thêm: Hãy cẩn thận với 3 biến chứng nguy hiểm do bệnh gan nhiễm mỡ gây ra

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/5-chuc-nang-vo-cung-quan-trong-cua-than-va-nguyen-nhan-khien-chung-suy-yeu-35626/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY