Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

50 bí quyết LÀM BẾP cực hay cho bạn

Bạn muốn không gì là không thể làm được trong căn bếp nhà mình, hãy nắm giữ những bí quyết sau bạn sẽ thấy công việc bếp núc dễ như trở bàn tay.

1. Để bóc vỏ tỏi dễ dàng: Tách rời từng tép rồi ngâm vào nước ấm vài phút.

2. Bóc hạt sen, đậu phộng: Cho hạt sen, đậu phộng vào nồi nước muối loãng. Bắc nồi lên bếp, dùng đũa khuấy nhẹ đến khi vỏ bị nhăn lại, đổ ra thau nước lạnh rồi bóc vỏ.

3. Làm sạch lông quả đào: Ngâm đào vào thau nước muối loãng vài phút, vớt đào ra và xoa nhẹ.

4. Làm cá đã đông lạnh: Ngâm cá trong sữa để rã đông, khi chế biến, cá sẽ có vị ngọt, dai và mùi đặc trưng gần như cá tươi.

5. Trộn gỏi không bị chảy nước và giòn lâu: Bóp gỏi với đường, nước mắm trộn gỏi phải thật đặc (1 nước mắm + 2 đường) và đến khi trộn mới cho chanh.

6. Chữa canh mặn: Cho vào nồi một củ khoai tây đã gọt vỏ, khoai sẽ rút bớt chất mặn trong canh. Nếu không có khoai, lấy một nhúm gạo vo sạch, bọc vào túi vải rồi thả vào nồi.

7. Muốn cá kho chắc thịt: Ướp cá với các gia vị khoảng 2 giờ rồi đặt lên bếp kho lớn lửa cho cá thật sôi đến khi cạn nước.

8. Giữ táo trắng, giòn sau khi gọt: Pha vào nước sạch một chút chanh và muối (pha loãng). Gọt xong miếng nào thả vào tô nước đến đấy, ngâm khoảng 5 phút, vớt ra để thật khô, xếp lên đĩa, dùng nylon bọc kín lại.

9. Khử mùi cơm khê: Lấy 2 quả ớt bỏ vào nồi đang bốc hơi, đậy vung lại.

10. Giữ bánh phồng tôm được giòn lâu: Trước khi chiên, cho vào chảo vài giọt chanh.

11. Đánh vảy cá dễ dàng: Trước khi làm tẩm dấm chua lên mình cá.

12. Thịt bò kho bị mặn: Cho vài đoạn củ cải hoặc khoai tây vào nồi sẽ hút bớt độ mặn của món ăn.

13. Để mỡ không bắn khi rán: Khi rán thức ăn, cho vài hạt muối vào trong chảo mỡ.

14. Cách mài dao sắc: Dùng nước muối để mài, vừa đỡ tốn sức vừa tiết kiệm thời gian, lưỡi dao sắc và dùng được lâu hơn.

15. Để nước lèo được trong: Để nước thật sôi mới đổ xương vào, sau đó cho củ hành tây nướng vào nồi. Nếu nước bị đục, có thể chữa bằng cách lấy lòng trắng trứng bỏ vào, trứng sẽ quyện hết bọt đen, sau đó vớt trứng ra.

16. Chiên cá không dính chảo: Cá làm sạnh để ráo, rắc muối bột lên rồi xắc đều để thịt cá săn lại, sau đó mới để cá vào chảo mỡ nóng. Hoặc trước khi đổ dầu, cho vào chảo một chút bia.

17. Nấu thịt mau mềm: Muốn ăn liền thịt có gân, thịt bắp đùi, xương sườn, hãy bỏ vào nồi nấu một miếng dứa, một cục nước đá, một cái muỗng nhôm...

18. Dùng nước trà đặc để kho cá sẽ làm cá thơm ngon hơn vì trong trà có tamin và một số chất khác khử được mùi tanh.

19. Muốn mỡ không bị cháy đen: Xắt nhỏ một nhúm khoai tây đổ vào chảo.

20. Khử mùi hôi của thịt: Ướp vào thịt một ly rượu nhỏ vì rượu làm tan các amine gây mùi tanh. Khi đun nấu, rượu bốc hơi sẽ kéo theo mùi hôi.

21. Để khoai tây chiên không bị nhăn, cong, gãy: Trước khi rán, nhúng khoai vào dầu ăn. Cho lửa vừa để khoai vàng giòn và đẹp.

22. Tăng độ giòn của gà, vịt quay: Trước khi quay bôi lên da hỗn hợp mạch nha và bột đao với tỉ lệ bột đao 1 phần, mạch nha 2 phần.

23. Rán nem, chả giòn lâu: Trước khi gói bôi giấm lên một mặt của chiếc nem.

24. Rán bít-tết: Để miếng bít-tết chín vàng bên ngoài mà bên trong vẫn "lòng đào" thì phải cho lửa thật to.

25. Tăng mùi thơm cho dấm ăn: Hãy nhỏ vào một ít rượu trắng, cho thêm ít muối ăn, khuấy đều.

26. Cách rửa nghêu (ngao) sạch cát: Dùng nước muối loãng ngâm khoảng 2 giờ rồi xả sạch. Nếu muốn ăn ngay, cho thêm vài lát ớt vào nước ngâm.

28. Nấu sương sa (thạch, rau câu) sao cho các lớp không bị rời: Muốn các lớp sương sa dính liền, phải giữ nóng các màu. Đổ lớp thứ nhất để hơi se mặt, cho lớp thứ hai còn đang nóng lên. Cứ như vậy cho đến hết.

29. Nấu chè đậu đen mau mềm: Nấu đậu sôi, ban đầu đừng cho quá nhiều nước để hạt đậu nở từ từ. Sau khi sôi hạ nhỏ lửa, nấu khoảng 30 phút rồi tắt bếp, đậy kín và để khoảng 30' sau đặt lên bếp nấu lại.

30. Gọt su su không bị dính mủ: Khi gọt nhúng quả su trong chậu nước pha chút muối, nhựa sẽ không dính ở tay và trên quả.

31. Làm mất mùi khét của dầu chiên: Đun dầu nóng đến khi có khói thì tắt ngay lửa. Cho tiếp miếng bánh mì đã nhúng qua nước vào dầu. Lấy một ít rau mùi tàu đã rửa sạch và ráo nước, cho tiếp vào dầu. Khi dầu nguội, gạn cặn, lấy phần dầu trong.

32. Nấu thịt bò già: Tối hôm trước, phủ lên thịt bò một lớp bã chè, ngày hôm sau rửa sạch, để ráo nước, cho thêm ít rượu hoặc giấm, thịt nấu ra mềm, ngon giòn.

33. Làm bánh rán ngon: Cho một ít bia vào trong bột nhào kỹ, bánh giòn ngon có vị tươi như thịt.

34. Làm đỗ mau nhừ: Dùng nước lạnh để nấu đỗ xanh, khi nước sôi lại cho nước lạnh vào, làm liên tục 2-3 lần.

35. Nấu xương ngon: Tránh không cho thêm nước lạnh đột ngột khi đang ninh xương vì nó sẽ gây nên hiện tượng lòng trắng trứng và có váng mỡ.

36. Vắt chanh nhiều nước: Ngâm chanh vào nước nóng trong vài phút trước khi cắt.

37. Cắt bánh ga-tô, bánh mỳ gối: Trước khi cắt, ngâm dao vào nước nóng hoặc hơ nóng dao, bánh sẽ không bị dính vào dao.

38. Thái hành không cay mắt: Ngoài cách nhúng dao vào nước, trước khi thái, bạn có thể cho hành vào tủ lạnh 1 lúc.

39. Để hồng đỡ chát: Cho hồng vào chậu nước nóng 40-45oC và đậy lại. Đến khi nguội thì thay 1-2 lần nước nữa, để qua một đêm. Hoặc phun rượu trắng hoặc vẩy cồn lên hồng rồi xếp vào thùng kín, để 3-5 ngày ăn sẽ hết chát.

40. Tẩy mùi tanh của chảo sắt: Đặt chảo lên bếp, mở lửa thật lớn, bao giờ thấy chảo nóng bốc khói, lòng chảo chuyển sang màu xám xanh thì cho bó hẹ đã rửa sơ vào, rang hẹ đều quanh lòng chảo cho đến khi cháy dòn là được.

41. Lưỡi dao bị rỉ: Mài sơ lưỡi dao lên mặt miếng hành, những dấu rỉ trên bề mặt dao sẽ biến mất ngay.

42. Khử mùi tanh của nhà bếp khi rán cá: Trước khi rán, hãy bỏ vào chảo một ít dấm chua.

43. Rửa sạch các loại thuốc hoá học bám trên rau tươi: Rau mua về, nhặt sạch, bỏ vào chậu, cho 1 lượng Cacbonat Natri thích hợp tuỳ lượng rau, ngâm trong 5 phút. Rửa nhiều lần bằng nước sạch.

44. Rửa đất cát bám trên nấm ăn: Hòa một ít muối vào nước rửa, xáo trộn đều nấm, ngâm một lúc, vớt ra rửa nhiều lần với nước sạch.

45. Tẩy mùi hôi của vịt: Dùng gừng giã nhỏ trộn với rượu trắng và muối, chà trong ngoài con vịt, sau đó xả sạch bằng nước lạnh.

46. Rửa dạ dầy lợn: Lấy dao banh dạ dầy lợn ra, rửa bằng nước sạch nhiều lần, chú ý mặt trong của dạ dầy, khi thấy hết hôi, cho vào nước đun nhanh, lật qua lại khi nước gần sôi, vớt ra rửa tiếp bằng nước lạnh.

47. Rửa sạch tay có mùi tanh: Lấy một mớ lá rau muống, rau răm hay diếp cá chà mạnh lên bàn tay, sau đó rửa sạch bằng xà bông.

48. Tẩy mùi bùn trong cá: Bỏ cá vào chậu nước có 1/10 nước muối, mùi sẽ mất sau một tiếng.

49. Khử mùi tanh trên thớt: Thái một miếng gừng tươi, mài trên mặt thớt.

50. Giữ dao không gỉ: Chuẩn bị một ít bã cà phê và một chiếc lọ to, cho bã cà phe vào trong lọ sau đó cắm dao phay vào. Bã cà phê có tác dụng chống gỉ sắt.

Nguyên Huyền

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/50-bi-quyet-lam-bep-cuc-hay-cho-ban-26717/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY