Chiều cao của một người ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, từ gen di truyền cho tới môi trường sống, sinh hoạt. Cụ thể những yếu tố này là:
Yếu tố di truyền - 23%: Đây được xem là một trong những yếu tố chính quyết định tới chiều cao của trẻ. Những trẻ được sinh ra trong gia đình có bố mẹ, ông bà cao thì khả năng cao lớn cũng sẽ nhiều hơn.
Tuy nhiên, đây không hoàn toàn là yếu tố quyết định hay căn cứ để khẳng định chiều cao của một người.
Yếu tố dinh dưỡng - 32%: Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong những nhân tố ảnh hưởng tới chiều cao. Yếu tố dinh dưỡng được xác lập từ khi còn là bào thai cho tới hết giai đoạn phát triển chiều cao.
Yếu tố luyện tập - 20%: Luyện tập cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chiều cao của mỗi người. Việc thường xuyên vận động, nhất là trong độ tuổi tăng trưởng và lựa chọn những bộ môn phù hợp sẽ giúp bạn cao lên trông thấy. Bởi vậy, bạn đừng lười biếng mà hãy chăm chỉ mỗi ngày để sớm đạt được mốc chiều cao lý tưởng nhé.
Những yếu tố khác: Bên cạnh ba yếu tố chính kể trên thì chiều cao còn được quyết định bởi các yếu tố khác như chế độ ngủ nghỉ, sinh hoạt, môi trường sống, tư thế đứng ngồi…
Như vậy, không một yếu tố nào có đủ sức để tác động toàn bộ tới chiều cao. Vì vậy muốn có được vóc dáng, chiều cao như mơ ước thì bạn cần phải kết hợp tổng hòa của rất nhiều hoạt động, chăm sóc.
Quá trình phát triển chiều cao của người được chia làm 4 giai đoạn, trong đó 3 giai đoạn đầu được xem là quan trọng nhất, giữ vai trò tiên quyết.
Giai đoạn này bao gồm thời kỳ bào thai và khi bé được 2 tuổi. Cụ thể, ngay từ khi mẹ mang thai tháng thứ 4, hệ thống xương đã hình thành và phát triển mỗi ngày trong bụng mẹ.
Bởi vậy mà lúc này, mẹ cần tăng cường bổ sung canxi, vitamin D cũng như các dưỡng chất cần thiết để thai nhi phát triển toàn diện. Chiều dài lý tưởng của trẻ sơ sinh ở thời điểm sinh ra là trên 50cm.
Sau giai đoạn này, mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu để đảm bảo trẻ có đầy đủ dưỡng chất phát triển toàn diện. Sau 6 tháng ở giai đoạn ăn dặm, con nên được bổ sung đa dạng dưỡng chất, tăng cường các vận động phù hợp.
Theo các chuyên gia, chiều cao lúc trẻ 2 tuổi sẽ bằng ½ chiều cao của trẻ khi trưởng thành.
Đây là giai đoạn mà tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ giảm. Tuy nhiên, nó lại là tiền đề để bứt phá khi trẻ bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất.
Cụ thể trong khoảng thời gian này, mỗi năm trẻ sẽ tăng khoảng 6,2cm, mật độ xương tăng khoảng 1%. Ở giai đoạn này, trẻ cũng cần được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ, thường xuyên vận động và vui chơi, học tập trong môi trường lành mạnh.
Đây là giai đoạn mà chiều cao của con người phát triển mạnh mẽ nhất. Theo đó, các bé gái có thể tăng 10cm mỗi năm và đạt đỉnh 15cm/năm ở tuổi 13, 14.
Với các bé trai, sự tăng trưởng này cũng diễn ra tương tự với đỉnh của quá trình ở tuổi 14, 15. Sau đó, tốc độ tăng trưởng chiều cao ở cả hai giới sẽ giảm dần cho tới năm 18 tuổi.
Tuổi dậy thì quyết định khoảng 23% chiều cao ở một người trưởng thành. Từ năm 8 - 9 tuổi, mỗi năm mật độ xương sẽ tăng khoảng 4%.
Nhiều người lầm tưởng rằng, sau năm 18 tuổi thì chiều cao sẽ không phát triển được nữa. Tuy nhiên, đây là quan niệm chưa hoàn toàn chính xác. Sau năm 18 tuổi, mặc dù không còn là thời kỳ vàng song bạn vẫn có thể tăng từ 1 - 2cm, thậm chí là 3cm mỗi năm.
Đối với các bạn nữ, việc tăng chiều cao có thể kéo dài tới năm 20 tuổi. Ở các bạn nam, thời gian này kéo dài hơn khi mà quá trình tăng chiều cao có thể tới khi 22 tuổi.
Ăn uống, dinh dưỡng là yếu tố chính chiếm tới 32% của quá trình phát triển chiều cao của người. Vì vậy trong thực đơn hàng ngày, bạn cần đảm bảo đa dạng nguồn dưỡng chất, đảm bảo có đủ những chất quan trọng cho sự tăng trưởng như:
Canxi
Canxi là dưỡng chất có nhiều trong các loại thực phẩm như sữa, phô mai, các sản phẩm từ sữa, rau có màu xanh thẫm, sản phẩm từ đậu tương, cá...
Hiện nay, nhu cầu canxi mỗi ngày của từng lứa tuổi là khác nhau. Cụ thể, trẻ dưới 6 tháng tuổi cần 300mg, 6 - 11 tháng tuổi là 400 mg, 1-2 tuổi là 500 mg, 3-5 tuổi là 600mg… Ở độ tuổi lớn hơn và nhất là trong giai đoạn dậy thì, nhu cầu canxi sẽ còn tăng cao hơn nữa.
Vì vậy tùy theo từng lứa tuổi mà bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm, số lượng thực phẩm để đảm bảo đủ nhu cầu này.
Kẽm
Kẽm là vi chất không quyết định sự tăng trưởng của xương, cơ thế nhưng lại là chất có nhiệm vụ tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, phân chia tế bào, tăng cảm giác ngon miệng…
Khi cơ thể bị thiếu kẽm sẽ khiến quá trình phát triển tổng thể bị ảnh hưởng, từ đó làm chậm việc phát triển chiều cao, rối loạn phát triển xương, biếng ăn, rối loạn vị giác…
Ngoài ra, kẽm cũng tương tác với những hormone quan trọng tham gia vào tăng trưởng xương. Cụ thể, kẽm làm tăng hiệu quả của vitamin D lên chuyển hóa xương thông qua kích thích tổng hợp ADN trong tế bào xương. Vì vậy, kẽm cũng là thành phần không thể thiếu nếu muốn tăng trưởng chiều cao vượt trội.
Các thực phẩm giàu kẽm gồm thịt đỏ, hải sản có vỏ, ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc ăn liền…
Vitamin D
Vitamin D giữ vai trò chuyển hóa canxi vào xương. Nếu thiếu vitamin D thì dù có bổ sung canxi nhiều tới đâu thì cơ thể cũng khó có khả năng hấp thu.
Hiện nay, nguồn vitamin D dồi dào nhất đến từ ánh nắng mặt trời buổi sớm. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thông qua các nguồn thực phẩm như cá chép, cá hồi, lòng đỏ trứng gà…
Ngoài ra, trẻ cũng cần được bổ sung đầy đủ vitamin A để tăng cường miễn dịch; i ốt để phòng ngừa các bệnh về tuyến giáp cũng như sắt để hạn chế tình trạng thiếu máu, ảnh hưởng tới phát triển toàn diện.
Cùng với dinh dưỡng, luyện tập cũng góp phần quyết định 20% chiều cao của mỗi người. Vì vậy, tùy theo năng lực và sở thích, bạn có thể cùng con lựa chọn những môn thể thao phù hợp.
Khi luyện tập, bạn nên thực hiện từ 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày. Bạn nên thực hiện vào mỗi buổi sáng để có thể tận dụng được nguồn ánh sáng mặt trời, từ đó tăng cường vitamin D cho cơ thể.
Những môn thể thao được xem là tốt cho sự phát triển chiều cao có thể kể đến như bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ, yoga, nhảy dây, cầu lông…
Ngủ sớm và tránh ra những yếu tố gây hại như khói thuốc, chất kích thích… cũng là một trong những yếu tố giúp phát triển chiều cao toàn diện.
Theo nghiên cứu, hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất trong khi trẻ ngủ sâu nhất vào ban đêm. Vì vậy, trẻ nên được đi ngủ sớm từ lúc 21h để có thể vào giấc ngủ sâu lúc 23h, tạo điều kiện cho việc phát triển chiều cao toàn diện.
Đây là một phương pháp tăng chiều cao tương đối mới, được áp dụng rất nhiều tại Nhật Bản.
Để thực hiện phương pháp này, các chuyên gia sẽ sử dụng sóng Ultrasound (âm thanh ở dạng sóng siêu âm) để tác động đến các huyệt quan trọng trên não bộ trong khi nghe. Quá trình tác động này sẽ giúp kích thích sự tăng trưởng của các tế bào phát triển chiều cao.
Tuy nhiên, phương pháp này sẽ có hiệu quả không đồng nhất theo từng đối tượng. Ngoài ra, nó cũng cần được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm.
Đây là phương pháp can thiệp khá tốn kém. Phương pháp này thường chỉ áp dụng với từng trường hợp đặc biệt và có sự chỉ dẫn, theo sát của các bác sĩ.
Sau khi phẫu thuật, chiều cao của con người có thể tăng được khoảng 16cm. Độ tuổi thực hiện phương pháp này thường sẽ từ 20 - 35 tuổi. Người thực hiện cũng cần đáp ứng tốt yêu cầu về thể chất và tinh thần trong suốt quá trình thực hiện.
Phương pháp dùng thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng chiều cao có lẽ làm phương pháp được nhiều người quan tâm, lựa chọn nhất.
Hiện nay, các loại thực phẩm hỗ trợ quá trình này có thể được dùng cho lứa tuổi từ tiền dậy thì cho tới sau dậy thì. Đây là những thực phẩm cung cấp, tăng cường các dưỡng chất cần thiết để thúc đẩy quá trình tăng trưởng, phát triển chiều cao hiệu quả.
Hiện nay, các thực phẩm này có thể do doanh nghiệp trong nước sản xuất hoặc là nguồn từ nhập khẩu. Căn cứ theo nhu cầu, mong muốn cũng như điều kiện mà bạn có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp.
Tăng chiều cao là cả một quá trình với sự kết hợp của rất nhiều phương pháp, yếu tố khác nhau. Hy vọng những chia sẻ về cách tăng chiều cao trên đây sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức, thông tin để nhanh chóng đạt được chiều cao tối đa như mong muốn.
Phong Vũ
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: