Mang thai và sinh nở là quãng thời gian ý nghĩa nhưng cũng khó khăn nhất đối với một người phụ nữ. Đặc biệt, sau sinh tuy rằng cả mẹ và con đều đã bình an, nhưng thể lực còn quá yếu, hệ miễn dịch kém, nên chỉ cần một sơ xuất nhỏ cũng có thể đẩy cả 2 mẹ con rơi vào tình thế nguy hiểm.
Do đó để tránh xảy ra những điều không mong muốn người thân và mẹ bầu cần ghi nhớ những điều lưu ý sau sinh dưới đây:
6 điều mẹ bầu cần lưu ý trong tuần đầu sau sinh
1. Quan sát các dấu hiệu sinh tồn của trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh trong tuần đầu còn rất yếu, hầu như tất cả các cơ quan trong cơ thể chưa thực sự hoàn thiện, nên rất dễ bị các loại vi khuẩn và virus tấn công. Do đó sản phụ cần quan sát thật chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra nhịp tim, huyết áp, hơi thở của trẻ để đảm bảo chúng vẫn hoạt động bình thường.
Đồng thời chính thai phụ cũng cần thường xuyên kiểm tra huyết áp, lượng sản dịch chảy ra và quá trình co tử cung, chỉ cần phát hiện có dấu hiệu bất thường cần báo cho các nhân viên y tế ngay.
Trẻ sơ sinh trong tuần đầu còn rất yếu, hầu như tất cả các cơ quan trong cơ thể chưa thực sự hoàn thiện, nên rất dễ bị các loại vi khuẩn và virus tấn công |
2. Co tử cung
Trong thời gian mang thai tử cung của thai phụ được mở rộng song song với quá trình phát triển của của thai nhi. Do vậy sau sinh, tử cung bắt đầu co chặt lại và tạo ra những cơn đau bất thường. Mức độ đau ít hay nhiều còn tùy thuộc vào cơ địa và số lần mang thai của từng người, nhưng theo khảo sát thường những sản phụ càng sinh nhiều lần thì quá trình hồi co tử cung càng mạnh và gây đau càng nhiều.
Tuy rằng đây là quá trình tự nhiên của cơ thể nhưng các mẹ đừng chủ quan, đặc biệt những sản phụ sinh mổ. Vì nếu tử cung co bóp quá mạnh rất có thể khiến vết mổ lấy thai hoặc vết rạch âm đạo có những dấu hiệu bất thường như rách chỉ, chảy máu, xuất hiện mủ,... cần báo ngay với bác sĩ.
3. Sản dịch
Sau khi sinh mổ, hầu như các thai phụ đều có hiện tượng chảy máu vùng kín (chảy sản dịch). Cũng như quá trình co hồi tử cung, sản dịch xuất hiện cũng là hiện tượng hết sức bình thường, nhưng vẫn có một vài trường hợp chảy máu trầm trọng do tổn thương thành mạch trong quá trình phẫu thuật, cắt nhau thai và mở rộng thành tử cung. Hiện tượng này có tên khoa học là băng huyết sau sinh.
Theo ước tính trên toàn cầu có khoảng 515.000 phụ nữ tử vong trong quá trình mang thai và sinh nở trong đó 130.000 phụ nữ chảy máu không thể cầm đến mức tử vong. Đồng thời theo số liệu thống kê trong năm 1998, thống kê cả thế giới có khoảng 100.000 ca tử vong do băng huyết sau sinh. Do đó các mẹ cần kiểm tra thường xuyên để tránh mất quá nhiều máu rất khó điều trị.
Sau khi sinh mổ, hầu như các thai phụ đều có hiện tượng chảy máu vùng kín (chảy sản dịch) |
4. Vận động sau sinh
Sau khi sinh khoảng 6-7 tiếng, sản phụ có thể xuống giường và đi lại bình thường. Tuy nhiên, sản phụ không nên làm việc quá nặng hay ngồi xổm quá lâu để tránh tình trạng sa tử cung.
Sa tử cung là bệnh lý khá phổ biến ở những phụ nữ sau sinh, trường hợp nhẹ chỉ cảm thấy hơi đau và khó chịu ở âm đạo, nhưng nặng có thê gây viêm nhiễm và vô sinh. Cũng do vậy mà các mẹ bầu cần vận động nhẹ và cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
Sau khi sinh khoảng 6-7 tiếng, sản phụ có thể xuống giường và đi lại bình thường. Tuy nhiên, sản phụ không nên làm việc quá nặng hay ngồi xổm quá lâu để tránh tình trạng sa tử cung. |
5. Chăm sóc vùng kín
Sau khi sinh, sản dịch sẽ chảy ra nhiều nên chị em cần thay băng vệ sinh thường xuyên, tránh để quá lâu gây viêm nhiễm và các bệnh vùng kín. Tốt nhất từ 3-4 giờ nên thay một lần.
Đồng thời dùng nước ấm để vệ sinh vùng kín, không nên dùng nước muối hay các loại dụng dịch vệ sinh khác, nhất là không nên thụt rửa âm đạo sau sinh vì rất dễ gây viêm nhiễm. Mỗi khi đi vệ sinh hoặc tiểu, cần làm sạch vùng kín bằng khăn bông chuyên dụng và tuyệt đối không nên quan hệ ở những tuần đầu, tuần cuối thai kỳ và tuần đầu sau sinh vì sẽ ảnh hưởng xấu đến chính thai phụ và thai nhi.
Sau khi sinh, sản dịch sẽ chảy ra nhiều nên chị em cần thay băng vệ sinh thường xuyên, tránh để quá lâu gây viêm nhiễm và các bệnh vùng kín |
6. Bài tiết sau sinh
Sau sinh sản phụ thường thấy rất khó đi tiểu vì lúc này bàng quan bị giãn và lo sợ bị rách chỗ rạch âm đạo. Do vậy để thuận tiện cho việc tiểu tiện, chị em có thể áp dụng các phương pháp hợp lý như: chườm ấm vùng bụng dưới rốn và uống nhiều nước.
Nếu tình trạng vẫn không được cải thiện sản phụ cần đến cơ sở y tế, để được sự hỗ trợ từ bác sĩ như: dùng thuốc kháng sinh chống viêm nhiễm, thuốc kháng viêm chống phù nề và những loại thuốc giúp phục hồi khả năng của bàng quang.
Những điều lưu ý sau sinh trên là những kiến thức phổ quát nhất mà các mẹ cần ghi nhớ trong suốt quá trình sinh đẻ để bảo vệ cho thai nhi và sức khỏe của chính mình. Ngoài ra các mẹ còn chú ý một vài điều như sau:
Không nên kiêng tắm sau sinh
Phụ nữ sau sinh thường ra nhiều mồ hôi, do đó tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tấn công và nhất là sức đề kháng còn quá yếu nên rất dễ xuất hiện các bệnh ngoài da. Vì vậy theo các chuyên gia khoa sản, sản phụ nên thường xuyên tắm rửa bằng nước ấm hoặc ít nhất nên lau người thường xuyên để đảm bảo da luôn khô ráo và sạch sẽ.
Lưu ý khi tắm:
- Sản phụ không nên tắm vào lúc đói, tránh gây giảm đường trong máu gây chóng mặt, hoa mắt,...
- Trung bình chỉ nên tắm nhanh từ 5-10 phút
- Nên tắm bằng nước đủ ấm, không quá lạnh cũng không nên quá nóng
- Khi tắm tránh chạm hoặc kích thích vùng hạ bộ
- Sau khi tắm lau khô người và mặc quần áo ngay để tránh bị nhiễm lạnh.
Nên thường xuyên đánh răng
Sản phụ cần chú ý vệ sinh răng miệng sau sinh, vì sau sinh số lần ăn uống thất thường khá nhiều do vậy thức ăn thừa dễ lưu lại trong răng miệng gây sâu răng hoặc viêm nhiễm vùng miệng – là một trong những nguyên nhân gây sốt sản hậu.
Đa số sản phụ đều không vận động và vệ sinh răng miệng, cơ thể trong suốt tháng đầu mang thai, nhưng điều này hoàn toàn không đúng. Theo các chuyên gia việc vệ sinh răng miệng và cơ thể của thai phụ là điều tất yếu không thể bỏ qua.
Sản phụ cần chú ý vệ sinh răng miệng sau sinh, vì sau sinh số lần ăn uống thất thường, khá nhiều do vậy thức ăn thừa dễ lưu lại trong răng miệng gây sâu răng hoặc viêm nhiễm vùng miệng |
Nên tránh ra gió sau sinh
Do sau sinh thể lực và hệ miễn dịch còn rất yếu nên hạn chế ra ngoài, những nơi bụi bẩn và nơi đông người, để hạn chế tối đa sự tấn công của các loại virus và vi khuẩn. Đồng thời việc tránh gió cũng là điều đương nhiên, do đó phòng sản phụ phải nằm ở những nới thoáng nhưng không để gió lùa và luôn để cho không khí trong lành.
Sản phụ phải nằm ở những nới thoáng nhưng không để gió lùa và luôn để cho không khí trong lành. |
Không nên ăn quá nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ
Quá trình mang thai và sinh để lấy đi một lượng lớn năng lượng của thai sản, do đó sau sinh cần được nghỉ ngơi, bù nước và thực đơn dinh dưỡng đặc biệt. Nhưng tuyệt đối tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, chua và cay, vì đây là những thực phẩm gây kích thích đường ruột, khó tiêu hóa, dễ bị tiêu hóa và ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ.
Theo các chuyên gia các mẹ sau sinh nên ăn uống nhiều loại thức ăn có chứa đường đỏ, trứng gà, canh gà hầm, canh cá, cháo cá,... đều rất tốt cho thai phụ. Đồng thời nên dùng thêm các loại trái cây và rau quả để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cần thiết.
Simon
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình
Chủ đề liên quan: