Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

6 kiểu xì hơi tiết lộ về tình hình sức khỏe

Xì hơi là một tín hiệu tốt vì sự tích tụ của khí có thể dẫn đến đầy hơi khó chịu. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên hoàn toàn bỏ qua hiện tượng này. Bởi chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề.

1. Nguyên nhân xì hơi

Xì hơi hay còn gọi là đánh rắm, đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên của cơ thể. Khi hệ thống tiêu hóa phá vỡ, chế biến thức ăn và chất dinh dưỡng khí và không khí tích tụ trong đường tiêu hóa của bạn khi nhai và nuốt, một số trong số đó được cơ thể hấp thụ một cách tự nhiên và sau đó được thải ra ngoài dưới dạng đánh rắm hoặc ợ hơi.

02 nguyên nhân chính khiến bạn đánh rắm là:

- Thức ăn chưa tiêu hoá hết ở dạ dày, đi xuống ruột già và được các vi khuẩn tại đây phân huỷ cho ra những chất khí “bốc mùi”.

- Không khí thông qua quá trình nhai nuốt thức ăn hoặc nói chuyện đi vào cơ thể và bị tích tụ lại, đánh rắm sẽ giải phóng để không khí này được thoát ra ngoài.

Nguyên nhân khiến bạn xì hơi

2. Công dụng của đánh rắm

Đánh rắm là cơ chế tự nhiên của cơ thể, trong một số trường hợp hiện tượng này được cho là thiếu tế nhị nơi công cộng, tuy nhiên nó sẽ mang đến cho cơ thể của bạn một số lợi ích như sau:

Giảm đầy hơi, chướng bụng: Sau khi ăn chúng ta dễ rơi vào tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do các chất khí dư thừa tích tụ trong cơ thể gây chướng bụng. Để thoát khỏi tình trạng này thì đánh rắm là giải pháp hiệu quả nhất.

Đào thải các hoá chất không lành mạnh ra khỏi cơ thể: Các khí thải trong cơ thể chúng ta liên tục được tạo ra và được đào thải ra ngoài bằng hai hình thức là ợ hơi hoặc xì hơi. Vì vậy, đánh rắm sẽ khiến khí độc cũng theo đó mà thoát ra ngoài và không cho nội mạc ruột hấp thụ ngược trở lại khiến bạn cảm thấy đầy bụng, tức ngực.

Tác dụng xì hơi - đào thải chất không lành mạnh

Cảnh báo tình trạng sức khoẻ cho cơ thể: Đánh rắm được cho là hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về các bệnh

3. 6 kiểu ‘xì hơi’ tiết lộ về tình hình sức khỏe

Xì hơi nhiều là bệnh gì, xì hơi nhiều có tốt không? Dưới đây là một số biểu hiệnkhông tốt của đánh rắm cảnh báo về tình hình sức khỏe của bạn.

3.1 Bạn đánh rắm nhiều và bị táo bón

Mặc dù hầu hết mọi người cần cố gắng tiêu thụ nhiều chất xơ hơn, nhưng nếu bạn thường xuyên đánh rắm hơn có thể cho bạn biết rằng bạn đang ăn quá nhiều. Theo các chuyên gia, nếu mọi người ăn quá nhiều chất xơ, điều này có thể bắt đầu gây đầy hơi, chướng bụng, chuột rút, và một phản ứng ngược là táo bón. Vì chất xơ phồng lên và làm rắn chắc phân của bạn, dẫn đến việc đi tiêu có thể trở nên khó khăn.

Để khắc phục tình trạng này, hãy uống nhiều nước hơn và tăng hoặc giảm lượng chất xơ của bạn một cách từ từ. Theo một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới được công bố vào năm 2019, tiêu thụ 25- 29g chất xơ mỗi ngày là tối ưu.

3.2 Bạn thường xuyên rắm cả ngày lẫn đêm

Đồ uống có ga có thể là thủ phạm gây ra hiện tượng này vì chúng có thể đưa thêm không khí vào đường tiêu hóa của bạn. Nếu bạn mắc tình trạng này, hãy thử cắt giảm đồ uống có gas. Nếu bạn không chắc thói quen uống nước uống có gas của mình có phải là nguyên nhân hay không, hãy ghi chép lại lượng tiêu thụ và nói cho bác sĩ, họ có thể giúp giải đáp thắc mắc và giới thiệu đồ uống thay thế cho bạn.

Đồ uống có ga có thể là thủ phạm gây ra hiện tượng xì hơi thường xuyên vì chúng có thể đưa thêm không khí vào đường tiêu hóa của bạn.

3.3 Đánh rắm có mùi hôi

Về bản chất, rắm không có mùi. Nếu bạn xì hơi nhiều không mùi thì không cần lo lắng nhưng nếu xì hơi và thối, đó là do bạn nạp vào các loại thực phẩm chứa nhiều lưu huỳnh trong chế độ ăn uống.

Thực phẩm giàu lưu huỳnh như bông cải xanh và cải Brussels sẽ tạo ra mùi trứng thối khi bị phân hủy trong hệ tiêu hóa. Mùi hôi tương tự như rác thải cũng có thể xảy ra sau khi ăn các loại rau họ cải khác (như súp lơ), tỏi, hành tây, pho mát, đậu, trái cây khô, rượu.

Trong hầu hết các trường hợp, mùi hôi không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu nó vẫn tiếp tục xảy ra thì bạn nên tới gặp bác sĩ vì có thể mùi liên quan đến bệnh viêm ruột hoặc hội chứng ruột kích thích.

3.4 Rắm của bạn có mùi hôi và bạn bị suy tiêu hóa

Xì hơi kèm theo đau bụng hoặc khó chịu sau khi ăn có thể là do không dung nạp thức ăn. Ví dụ điển hình là nếu bạn uống sữa hoặc ăn pho mát và sau đó cảm thấy đau bụng và đánh rắm có mùi hôi. Trong trường hợp này, bạn không dung nạp lactose, có nghĩa là cơ thể bạn không hấp thụ lactose (đường trong các sản phẩm từ sữa) cho đến khi "nó đi đến ruột non, nơi vi khuẩn phân hủy nó, giải phóng ra khí có mùi hôi.

Loại bỏ sữa khỏi chế độ ăn uống của bạn và xem liệu xì hơi có biến mất hay không. Nếu không, hãy tới kiểm tra bác sĩ để xác định thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm nào không phù hợp với hệ tiêu hóa của bạn.

Xì hơi kèm theo đau bụng hoặc khó chịu sau khi ăn có thể là do không dung nạp thức ăn.

3.5 Đôi khi bạn xì hơi nhiều hơn bình thường và kêu to

Nếu bạn đang trong chu kỳ kinh nguyệt, hiện tượng này có thể xuất hiện. Giống như mọi thứ khác liên quan đến kinh nguyệt, đó là nội tiết tố: Khi estrogen tăng lên vào thời điểm này trong tháng, tử cung của bạn sản xuất các hóa chất giống như hormone gọi là prostaglandin, giúp làm bong niêm mạc tử cung. Nếu sản sinh quá nhiều, nó có thể hoạt động theo cách của nó và làm cho các cơ quan khác co lại, bao gồm cả ruột của bạn. Những thay đổi của vi khuẩn trong chu kỳ cũng ảnh hưởng đến tiêu hóa và điều đó có thể khiến bạn bị nổi mụn trứng cá. Hãy thử ăn những thực phẩm chưa qua chế biến, dễ tiêu hóa trước khi bắt đầu hành kinh và loại bỏ ớt hoặc rau họ cải cho đến khi kết thúc chu kỳ.

3.6 Bạn xì hơi nhiều hơn và đi nặng nhiều hơn (hoặc ít hơn) so với bình thường

Căng thẳng quá mức có thể ảnh hưởng đến việc xì hơi của bạn. Khi bị áp lực, bạn có thể chuyển sang ăn những thức ăn mà bạn thường không ăn (như đồ ăn nhẹ chế biến sẵn và kem), điều này có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa của bạn. Căng thẳng cũng có thể khiến bạn nuốt nước bọt và vô tình nuốt nhiều không khí hơn. Và tất nhiên, sự lo lắng tác động lên hệ tiêu hóa và thay đổi tần suất đi vệ sinh của bạn.

Xã hội hiện đại khiến chúng ta đều căng thẳng, nhưng nếu bạn không muốn mức độ căng thẳng của mình ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, hãy thử thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền định và hít thở sâu. Và hãy lưu ý nhiều hơn về các loại thực phẩm sinh khí mà bạn có thể đang ăn khi bị căng thẳng.

4. Bị xì hơi nhiều phải làm sao?

Tuỳ theo những nguyên nhân và bệnh lý khác nhau dẫn đến tình trạng xì hơi nhiều mà sẽ có những các xử trí nhất định. Sau đây sẽ là một số giải pháp có thể tham khảo để loại bỏ tình trạng này:

4.1 Hạn chế hàm lượng cacbonat

Cacbonat trong các đồ uống có ga như nước ngọt, bia là nguyên nhân khiến bạn bị đầy bụng, chướng hơi dẫn đến đánh rắm nhiều. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần giảm bớt hoặc bỏ hẳn cacbonat trong chế độ ăn uống hàng ngày.

4.2 Bỏ thói quen nhai kẹo cao su và hút thuốc

Việc nhai kẹo cao su hay hút thuốc sẽ khiến nhiều không khí vào trong bụng gây nên tình trạng đánh rắm. Do đó, hãy loại bỏ ngay thói quen này để khắc phục nhé.

4.3 Giữ cho đầu óc được thư giãn

Cân bằng chế độ nghỉ ngơi và làm việc, giảm căng thẳng stress và cơ thể luôn luôn được thư giãn sẽ hạn chế dạ dày tiết axit dịch vị và giúp hỗ trợ đẩy lùi đánh rắm.

Giữ cho đầu óc thư giản - cách giảm triệu chứng xì hơi

4.4 Uống nước chanh

Một cốc nước chanh nóng, thêm một thìa mật ong và vài lát gừng uống sau bữa ăn sẽ giúp hỗ trợ tiêu hoá, ngăn chặn tình trạng đầy hơi, chướng bụng.

4.5 Tăng cường vận động

Thường xuyên vận động thể dục, thể thao không chỉ giúp cải thiện khỏe mạnh mà còn tốt cho cả hệ tiêu hóa. Nhờ vậy, thói quen này cũng góp phần giảm thiểu đáng kể tình trạng rắm của bạn.

5. Khi nào cần đến bác sĩ

Đánh rắm nhiều có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Nếu hiện tượng này không thuyên giảm mà ngày càng trầm trọng hơn kèm theo một số biểu hiện như: Tiêu chảy; bụng đau dữ dội, kéo dài dai dẳng; phân có máu; sụt cân mất kiểm soát; luôn cảm thấy khó chịu hoặc đau tức ngực; chán ăn… thì hãy đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế uy tín.

Đừng chủ quan và bỏ qua những dấu hiệu tưởng chừng đơn giản và bình thường như xì hơi bởi đây sẽ là tiếng lòng của cơ thể. SKGĐ chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt nhất.

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/6-kieu-xi-hoi-tiet-lo-ve-tinh-hinh-suc-khoe-30270/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY