1. Ăn nhiều trước khi đi ngủ
Sau một bữa “đã đời” bạn thường buồn ngủ? Đây là chuyện thường tình đúng với câu “Căng da bụng, chùng da mắt”. Lúc này cơ thể bạn sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng thỏa mãn và tích trữ.
Vì vậy, nếu trong ngày, việc hoạt động thể lực và dung nạp năng lượng của bạn không cân bằng thì thức ăn “thừa” sẽ nhanh chóng chuyển hoá thành lượng mỡ dư thừa.
Ăn nhiều và ăn đồ ăn nhanh vào buổi tối thực sự không tốt cho cơ thể bạn. |
2. Dùng nhiều thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh chứa rất nhiều calo nhưng lại rất ít các chất dinh dưỡng, nếu ăn nhiều loại thức ăn này một cách lâu ngày, sức khỏe của bạn rất dễ gặp vấn đề không hay về tim mạch, tiểu đường, béo phì…
3. Đồ uống có cồn và cái dạ dày rỗng
Kết bạn với thói quen này là bạn đã vô tình trở thành kẻ thù của chính cơ thể mình, những chất kích thích nhiều calo này sẽ đi thẳng vào máu và được tích lại dưới dạng mỡ…
4. Thức khuya
Không một bác sĩ nào đồng ý với việc bạn thức khuya, đó là thói quen khó bỏ và sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bất kỳ ai. Thức đêm có thể làm rối loạn hệ thống tuần hoàn, đồng hồ sinh học của cơ thể, gia tăng stress và mệt mỏi…
Giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến đầu óc, làn da, công việc... của bạn. |
5. Ngủ không đủ giấc
Đây là một trong những cách nhanh nhất khiến các tế bào thần kinh của bạn bị phá hủy dẫn đến tình trạng mệt mỏi, ủ rũ, đầu óc mông lung, hiệu quả công việc giảm sút…
6. Vận động tùy hứng và không lượng sức
Hãy vận động, những người ít vận động sẽ khó điều chỉnh cân nặng khi đến tuổi mãn kinh nên chỉ số cân nặng chỉ có… leo thang. Nhưng để việc vận động đạt được hiệu quả như mong muốn, bạn cần chia mức độ và các bài tập theo nhóm tuổi, giới tính, tình hình luyện tập trước đó, mức độ bệnh tật... Nếu không chú ý đến điều này thì công sức tập luyện bạn bỏ ra rất dễ thành “công cốc” và đôi khi còn bị phản tác dụng.
Phong Linh
Chủ đề liên quan: