Dưới đây là một số dấu hiệu ở trẻ em mà phụ huynh cần chú ý nếu chúng kéo dài.
Tức giận thường xuyên là dấu hiệu của rối loạn tâm thần. |
Tức giận, thay đổi tâm trạng hoặc sợ hãi đột ngột mà không có lý do - đôi khi kèm theo tim đập nhanh hoặc thở nhanh - có thể là dấu hiệu của bệnh tâm thần. Đương nhiên, việc nổi giận là phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng hầu hết các trường hợp này xảy ra ở tuổi mẫu giáo. Một đứa trẻ dưới 4 tuổi có hơn 9 lần tức giận mỗi tuần là không ổn.
Nếu con bạn ngừng chăm sóc ngoại hình và thiếu sạch sẽ, đó là điều không bình thường. Đừng bỏ qua nếu bạn thấy con mình bỏ qua việc ngăn nắp và trông bừa bộn. Tất nhiên, trẻ em không phải lúc nào cũng thích sạch sẽ, nhưng sẽ rất đnags lo ngại nếu đó là biểu hiện thường xuyên hoặc rất rõ rệt.
Tránh bất kỳ tương tác xã hội nào, bao gồm cả gia đình, có thể là một dấu hiệu cho thấy điều gì đó đang xảy ra. Nếu bạn nhận thấy con mình bắt đầu bỏ học và thậm chí cả những người bạn thân nhất của chúng, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của một chuyên gia có thể giúp tìm ra lý do cho việc này và giúp chúng trở lại bình thường.
Một dấu hiệu cảm xúc nữa là nếu con bạn từng thích chơi một số trò chơi hoặc yêu thích một số món ăn nhưng sau đó đột nhiên không còn thích chúng nữa. Tất nhiên, chúng có thể thay đổi khẩu vị, nhưng hãy chú ý hơn, nếu điều này đi kèm với các triệu chứng khác.
Đánh nhau, tham gia các môn thể thao mạo hiểm và trốn học là các triệu chứng của hành vi chấp nhận rủi ro. Nó thiên về việc bỏ qua hậu quả của hành vi đó. Hành vi chấp nhận rủi ro thường đạt đến đỉnh điểm trong những năm thiếu niên và sau đó giảm dần theo độ tuổi. Đừng bỏ qua những dấu hiệu này và yêu cầu sự trợ giúp của chuyên gia.
Các dấu hiệu thể chất có thể được biểu hiện bằng những cơn đau thực sự về thể chất, ngay cả khi không có nguyên nhân y tế rõ ràng. Con bạn có thể thường xuyên bị đau đầu, đau bụng, buồn nôn hoặc các cơn đau thể chất khác. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng đau đầu trong thời thơ ấu có liên quan đến một số trạng thái tâm thần, như trầm cảm và lo lắng.
Về thể chất, bệnh tâm thần có thể gây khó khăn cho việc ăn uống và ngủ nghỉ. Nếu việc thay đổi theo chiều hướng xấu đi và tiêu cực trong một thời gian dài, bạn không nên bỏ qua điều này. Các nhà nghiên cứu cho biết, có tới 40% trẻ em gặp vấn đề về giấc ngủ vào một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển của chúng. Rối loạn lo âu xảy ra ở 20% trẻ em.
Rối loạn tâm thần luôn ẩn hiện trong cuộc sống mỗi người. Nó sẽ khởi phát khi trẻ có nhân cách, tâm lý yếu, đối mặt với những biến cố, áp lực, xung đột trong cuộc sống. Trẻ rối loạn tâm thần ở mức độ nhẹ thì chỉ cần điều trị tâm lý liệu pháp, không cần dùng thuốc mà vẫn giúp trẻ trở về cuộc sống bình thường. Nhưng nếu tình trạng nặng, cần can thiệp dùng thuốc và điều trị thường xuyên, kéo dài hơn để ngăn cản những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Do đó, gia đình, nhà trường, xã hội cần quan tâm đến trẻ em nhiều hơn, đặc biệt là gia đình. Khi trẻ có các triệu chứng trên kéo dài trên hai tuần thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở chuyên khoa tâm thần để khám và điều trị sớm. Đừng đưa trẻ đến bệnh viện khi là “con đường cuối cùng”. Đồng thời, cha mẹ cần đồng hành cùng con, xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, duy trì nhịp sinh học ổn định, hướng dẫn trẻ cách kiểm soát, quản lý, cân bằng cảm xúc và thường xuyên quan sát, quan tâm phù hợp đến trẻ nhiều hơn.
Xem thêm: Ngày càng nhiều trẻ mắc hội chứng “công chúa tóc mây’’, đây là bệnh gì?
Phong Vũ
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: