Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

7 sai lầm lớn mà chúng ta mắc phải khi chăm sóc răng miệng, điều số 6 sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên hơn cả

Hầu hết chúng ta đều đánh răng ít nhất một hoặc hai lần một ngày. Trên thực tế, chỉ đánh răng vào buổi sáng và buổi tối là không đủ để có một nụ cười hoàn hảo.

Hãy cùng tìm hiểu một số sai lầm chính mà mọi người thường mắc phải trong khi đánh răng để giữ cho răng lợi khỏe mạnh và nụ cười luôn rạng rỡ.

1. Ấn bàn chải quá mạnh trong khi đánh răng

Khi bạn ấn bàn chải đánh răng quá mạnh, các sợi lông của nó sẽ uốn cong và không loại bỏ hết cặn bám trên răng. Ngoài ra, nó cũng có thể khiến nướu bị tổn thương.

2. Không chú ý đầy đủ đến loại thức ăn

Chúng ta đều biết rằng ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ gây sâu răng. Tuy nhiên, để giữ cho răng khỏe mạnh, bạn cũng cần bổ sung thực phẩm có chứa canxi, phốt pho và flour.

Muốn có hàm răng khỏe mạnh, cần bổ sung thực phẩm chứa phốt pho, canxin và flour.

3. Không sử dụng thêm các thiết bị làm sạch răng

Dù lông bàn chải đánh răng có cứng đến đâu, chúng vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn cặn bám trên răng. Do đó, bạn nên làm sạch giữa các kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước.

Nếu các kẽ hở khá rộng, bạn có thể dùng bàn chải kẽ răng. Để tiêu diệt vi khuẩn, hãy sử dụng nước súc miệng.

4. Không chăm sóc nướu răng đúng cách

Nếu nướu răng yếu và không được cung cấp đủ máu, nó sẽ dẫn đến bệnh viêm nha chu. Khi mắc bệnh này, nướu bị chảy máu, bị viêm, mềm và lộ cổ chân răng. Và cuối cùng bạn có thể bị mất răng.

Để giúp nướu chắc khỏe hơn, bạn cần dùng bàn chải hoặc ngón tay xoa bóp nướu theo chuyển động tròn. Ăn thức ăn rắn và nhai kỹ.

Bạn cũng có thể súc miệng bằng vỏ cây sồi hoặc trà xô thơm hoặc với dung dịch muối. Nếu nướu của bạn chảy máu, hãy đến gặp bác sĩ nha khoa. Các bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc cụ thể để tăng cường nướu răng.

5. Không lấy cao răng

Cao răng là sản phẩm đông cứng của khoáng chất từ ​​nước bọt và thức ăn tích tụ thành mảng bám quanh răng. Nó có màu vàng nâu và không thể loại bỏ bằng bàn chải đánh răng. Mảng bám răng và cao răng gây ra bệnh nha chu, bao gồm cả tình trạng viêm xương xung quanh răng.

Cao răng có thể trở nên cứng như đá, chỉ có thể loại bỏ bởi nha sĩ hoặc nhân viên vệ sinh răng miệng bằng các dụng cụ đặc biệt. Bạn nên lấy cao răng ít nhất mỗi năm một lần. Các nha sĩ sẽ tư vấn tần suất phù hợp tùy tình trạng răng của bạn.

6. Nghĩ rằng mình đã quá già để niềng răng

Rất nhiều người nghĩ rằng chỉ có thể làm cho răng thẳng khi ở tuổi thanh thiếu niên. Nhưng đó là kết luận sai lầm. Một nụ cười đẹp không phải là lý do chính để niềng răng. Tình trạng răng khấp khểnh rất dễ dẫn đến sâu răng.

Đừng ngần ngại niềng răng nếu hàm răng của bạn khấp khểnh.

Nếu bạn cảm thấy ngại khi phải đeo niềng răng thông thường, bạn luôn có thể chọn niềng răng mắc cài mặt trong được đặt ở mặt sau của răng. Đừng ngần ngại đặt lịch hẹn với bác sĩ chỉnh nha để có hàm răng đẹp và khỏe mạnh.

7. Chỉ nhai một bên miệng

Nhai có đặc tính tự làm sạch. Vì vậy, nếu bạn chỉ nhai thức ăn ở một bên miệng, nó cũng có thể dẫn đến sâu răng, đặc biệt là ở bên mà bạn không thường sử dụng.

Ngoài ra, nhai thức ăn ở một bên miệng khiến cơ bắp bên đó dày và khỏe. Các cơ ở mỗi bên của khuôn mặt sẽ trở nên không đối xứng. Bạn nên chú ý khi ăn và cố gắng nhai thức ăn ở cả hai bên miệng. Đừng quên ăn thức ăn rắn, chẳng hạn như trái cây và rau. Nó sẽ làm cho răng của bạn chắc khỏe hơn.

Chăm sóc răng miệng là vấn đề quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và giữ cho nụ cười luôn tươi đẹp rạng rỡ. Hãy chú ý các khâu chăm sóc thật kỹ để răng không bị sâu, nướu khỏe mạnh và hơi thở thơm tho nhé.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/7-sai-lam-lon-ma-chung-ta-mac-phai-khi-cham-soc-rang-mieng-dieu-so-6-se-khien-nhieu-nguoi-ngac-nhien-hon-ca-30224/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY