Ảnh minh họa |
1. Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý
Việc rửa mũi bằng nước muối sẽ giúp loại bỏ bớt vi khuẩn giúp mũi được thông thoáng, dễ chịu hơn. Bạn có thể thêm một thìa cà phê muối vào hai tách nước ấm kèm theo một nhúm bicarbonate vào nước muối sinh lý. Sau đó, bạn dùng một cái xi lanh (sau khi đã bỏ kim) để bơm nước muối sinh lý vào từng bên mũi, rổi hỉ ra ở phía bên kia. Tiến hành 1-2 lần mỗi bên và lần lượt từng bên mũi. Hoặc bạn cũng có thể rót nước muối vào một bát rộng, ngửa đầu ra sau, bịt một bên lỗ mũi, hít nước vào lỗ mũi bên kia, rồi nhẹ nhàng hỉ mũi ra. Đổi bên và cũng làm tương tự.
Lưu ý: Nếu nước mũi chảy ra nhiều thì bạn nên hỷ mũi ra ngoài và dùng giấy mềm lau sạch, không nên hỉ quá mạnh, dễ gây tổn thương cho niêm mạc mũi.
2. Xông mũi đều đặn mỗi ngày
Việc xông mũi sẽ làm giảm tình trạng nghẹt, tắc xoang mũi, giúp hơi thở được ổn định hơn. Cách làm: bạn hãy chuẩn bị một tô nước nóng đang bốc hơi sau đó lấy 1 chiếc khăn tắm trùm lên đầu để mũi lấy được nhiều hơi nóng nhất.
Bạn nên thực hiện mỗi ngày 1-2 lần. Nếu muốn tiện lợi hơn, bạn có thểđứng dưới vòi hoa sen xả nước ấm, những hơi ấm trong phòng tắm cũng giúp cho xoang mũi thông thoáng hơn.
Bên cạnh đó, nếu có điều kiện bạn có thể cho thêm vào nước xông một số thảo dược như bạc hà, xả, ngải cứu, tinh dầu… cũng sẽ giúp xoa dịu các cơn đau của bạn, chúng có tác dụng rất tốt trong việc trị bệnh viêm xoang sàng.
3. Massage mặt
Việc massage sẽ giúp cho các xoang được dễ chịu hơn, giúp cho không khí lưu thông được tốt hơn. Bạn có thể dùng khăn ấm phủ lên mặt và dùng tay để mát xoa vùng xoang để tăng thêm hiệu quả.
4. Tăng độ ẩm cho không khí trong phòng
Nếu không khí quá khô thì sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp, làm cho bệnh viêm xoang sàng ngày càng nặng hơn.
Do vậy, bạn nên sắm một máy tạo hơi ẩm để giúp cho không khí có độ ẩm ổn định hoặc đặt một chậu nước nhỏ trong phòng để giúp cho việc hô hấp được tốt hơn.
Ảnh minh họa |
5. Đẩy lưỡi trong 20 giây
Nếu mũi bạn bị ngạt khó thở, bạn có thể kích hoạt cơ chế tự khai thông của cơ thể bằng cách đẩy lưỡi áp sát vòm miệng và dùng một ngón tay ấn chặt lên điểm giữa hai lông mày, các xoang mũi của bạn sẽ bắt đầu thông thoáng và hết tắc nghẹt mũi trong vòng 20 giây.
Nguyên nhân là thành xương của các xoang khá linh hoạt, nên việc bạn ấn vào điểm giữa hai lông mày có tác động đến xương trán và xương sàng, còn việc ấn lưỡi áp sát vòm vọng sẽ tác động đến hàm trên và xương lá mía. Những tác động liên hoàn này có thể giúp dọn sạch dịch thừa đọng lại bên trong và khơi thông sự tắc nghẽn.
6. Tập thể dục đều đặn
Việc tập thể dục sẽ giúp cho cơ thể được thoải mái hơn, đỡ nặng đầu hay nghẹt mũi.Tuy nhiên, bạn chỉ nên đi bộ và tập các bài tập nhẹ nhàng, không nên vận động mạnh.
Việc tập thể dục nên thực hiện vào lúc sáng sớm và buổi tối vì những thời điểm này không khí trong lành hơn, do đó tốt cho hệ hô hấp hơn.
7. Chế độ ăn uống khoa học
Việc có một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng khả năng chống chịu với bệnh tật. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý ăn thêm một số thực phẩm tốt cho bệnh viêm xoang sàng sau hai bên như: tỏi, củ cái trắng, cải canh hay ớt cay.
Một số biện pháp khác:
- Kê cao gối khi ngủ.
- Bổ sung vitamin C khoảng 1000mg vitamin C từ 1-3 lần mỗi ngày đểtăng cường hệ thống miễn dịch.
- Uống nhiều nước để giúp giữ ẩm và làm sach màng nhầy trong xoang mũi.
- Vệ sinh môi trường sống xung quanh để giúp không khí luôn được sạch sẽ (có thể dùng máy lọc không khí để hiệu quả hơn).
Ngân Trần
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học
Chủ đề liên quan: