Axit uric là hợp chất hóa học và là chất thải tự nhiên được thải ra khỏi cơ thể sau quá trình tiêu hóa các loại thực phẩm giàu purins. Purines là các phân tử được tạo thành từ các nguyên tử cacbon và nitơ và được phân hủy trong cơ thể. Do đó, việc ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin làm cản trở quá trình đào thải axit uric trong cơ thể. Điều này dẫn đến nồng độ axit uric cao còn được gọi là tăng axit uric máu.
Các triệu chứng của tăng axit uric máu
Axit uric cao hoặc dư thừa trong cơ thể gây ra nhiều biến chứng y tế khác nhau làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để nhận biết bạn có đang bị tăng axit uric máu hay không, dưới đây là một số triệu chứng cần lưu ý:
- Có máu trong nước tiểu
- Đau khớp và đau cơ
- Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên (UTIs)
- Khó đi tiểu
- Sưng và viêm quanh khớp.
Axit uric cao hoặc dư thừa trong cơ thể gây ra nhiều biến chứng y tế khác nhau làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. |
Một số cách điều trị tình trạng tăng axit uric máu
Việc điều trị tăng acid uric máu phụ thuộc vào nhiều tình trạng khác nhau, từ loại triệu chứng đến mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Đây là một cách hiệu quả để điều trị tăng axit uric máu.
Giảm tiêu thụ thực phẩm giàu purin
Thực phẩm giàu purin bao gồm các loại thịt, hải sản và rau quả tạo ra axit uric khi được tiêu hóa. Một số thực phẩm làm tăng axit uric máu cần tránh bao gồm: cá mòi, đậu khô, thịt heo, gà tây, cá và động vật có vỏ, thịt cừu, thịt bê, nấm và súp lơ xanh
Uống nhiều nước
Uống đủ nước giúp cơ thể đào thải axit uric qua thận và cũng giúp bạn loại bỏ tất cả các chất độc ra khỏi cơ thể. Đảm bảo uống ít nhất 8-10 cốc nước mỗi ngày.
Tránh thức ăn và đồ uống có đường
Đường là nguyên nhân tiềm ẩn làm tăng nồng độ axit uric. Fructose là một loại đường đơn có trong mật ong, trái cây, một số loại rau và chất ngọt, có tác dụng tăng chuyển hóa purin, làm tăng acid uric trong máu.
Bên cạnh đó, đường bổ sung trong thực phẩm và đồ uống không chỉ dẫn đến tăng cân mà còn có thể gây ra các vấn đề về trao đổi chất.
Duy trì trọng lượng khỏe mạnh
So với các tế bào cơ, tế bào mỡ tạo ra nhiều axit uric hơn. Cân nặng quá mức sẽ cản trở thận đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, bạn phải duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, vì giảm cân quá nhanh cũng ảnh hưởng đến mức độ đào thải axit uric.
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ
Với sự hỗ trợ của thực phẩm giàu chất xơ, bạn không chỉ loại bỏ tất cả các vấn đề tiêu hóa mà còn cân bằng lượng đường trong máu và mức insulin, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mức độ axit uric ổn định.
Cân bằng nồng độ insulin
Quá nhiều insulin dẫn đến nồng độ axit uric dư thừa, đó là lý do tại sao bạn cần phải đi kiểm tra nồng độ insulin thường xuyên.
Tránh các loại thuốc làm tăng axit uric
Một số loại thuốc, chẳng hạn như ethambutol, pyrazinamide hay phenylbutazon cũng dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Do đó, bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Giảm căng thẳng
Tình trạng căng thẳng và lo lắng cũng làm tăng khả năng bị viêm, từ đó dẫn đến tăng axit uric trong máu. Một lối sống lành mạnh, tập thể dục hàng ngày và ngủ đủ giấc sẽ giúp ích cho bạn.
Mặc dù cơ thể có khả năng tự lọc axit uric nhưng đôi khi do nhiều nguyên nhân khác nhau, cơ thể không thể đào thải hết lượng axit uric dư thừa ra ngoài. Một trong những lý do có thể là thận của bạn không đào thải đủ nhanh. Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm và đồ uống, bệnh mãn tính và rối loạn lối sống cũng có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Tốt nhất là nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để duy trì mức axit uric ổn định.
Phong Vũ
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: