Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

8 trường hợp cấm kỵ không được ăn tỏi, ai cũng nên ghi nhớ

Tỏi tuy là một loại gia vị rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải trong trường hợp nào cũng có thể sử dụng được. Dưới đây là 8 trường hợp tuyệt đối không được ăn tỏi.

Tỏi là một gia vị phổ biến không thể thiếu trong góc bếp, không chỉ làm tăng thêm hương vị cho món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, cứ trong 100g tỏi sẽ chứa 6,36 g protein, 33g carbs, 150g calo, các loại vitamin (B1, B2, B3, B6) và nhiều dưỡng chất khác như sắt, canxi, mangan, magie, kali, photpho.

Nhờ sở hữu chất diệt khuẩn mạnh là allicin nên tỏi được mệnh danh là "thuốc kháng sinh tự nhiên”, có tác dụng phòng bệnh và nâng cao hệ miễn dịch. Ngoài ra, tỏi cũng chứa 2 hoạt chất là liallyl sulfide và ajoene có tác dụng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh có liên quan tới tim mạch, huyết áp, não bộ…

Không chỉ vậy, loại gia vị này còn giúp ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư và phòng chống nhiều loại ung thư như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư buồng trứng… Tuy nhiên, không phải ai ăn tỏi cũng tốt.

Những trường hợp không nên ăn tỏi

1. Bệnh về mắt

Tỏi có chứa thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt. Do đó, những người thị lực yếu hay đang mắc các bệnh về mắt nên hạn chế ăn tỏi.

2. Các bệnh về gan

Tỏi có vị cay nóng nên những người mắc bệnh về gan nếu ăn tỏi hàng ngày sẽ khiến gan bị nóng, kích thích hơn. Tiêu thụ quá nhiều tỏi và kéo dài có thể gây tổn thương gan.

3. Tiêu chảy

Mặc dù tỏi rất tốt cho hệ tiêu hóa nhưng những ai đang mắc bệnh tiêu chảy thì nên tránh xa loại thực phẩm này. Nguyên nhân là do allicin trong tỏi sẽ làm tăng sự kích thích thành ruột, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch máu, phù nề, từ đó khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn, thậm chí là gây ra biến chứng.

Ngoài ra, những người bị xì hơi quá nhiều cũng không nên tiêu thụ nhiều tỏi, vì loại gia vị này có chứa chất fructan có thể gây đầy bụng, khí trong dạ dày.

4. Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai tiêu thụ tỏi với số lượng lớn có thể làm tăng các phản ứng làm loãng máu, từ đó gây nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, trong thời gian mang thai, các mẹ không nên ăn quá nhiều tỏi để tránh bị chuyển dạ sớm.

5. Huyết áp thấp

Tiêu thụ nhiều tỏi có thể làm giảm huyết áp, thậm chí đến mức nguy hiểm. Do đó, những người bị huyết áp thấp không nên ăn quá nhiều tỏi.

6. Ăn tỏi khi đói

Ăn tỏi khi đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm thực phẩm khác có thể gây loét dạ dày. Nguyên nhân là do chất allicin trong tỏi có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, từ đó dẫn đến tình trạng nóng trong dạ dày. Tình trạng này kéo dài dễ khiến dạ dày bị loét.

7. Khi sử dụng thuốc

Nếu đang sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống máu đông, thuốc điều trị HIV/AIDS,,... thì bệnh nhân không nên ăn tỏi. Điều này là do ăn tỏi khi sử dụng những loại thuốc đó sẽ gây ra tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

8. Các loại thực phẩm không ăn với tỏi

Thịt gà: Bị kiết lỵ

Trứng: Tạo ra chất độc

Cá trắm: Gây chướng bụng

Thịt chó: Gây khó tiêu

Những lưu ý khi chế biến tỏi

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tiêu thụ 10g tỏi mỗi ngày là tốt nhất cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chế biến tỏi sao cho nó phát huy được hết công dụng.

Tỏi có thể ăn sống hoặc nấu chín nhưng nhiều người không biết thường chế biến tỏi ngay sau khi đập dập hoặc băm nhuyễn. Thế nhưng, theo các chuyên gia, bạn nên băm tỏi thật nhuyễn rồi đặt trong không khí 10-15 phút trước khi chế biến.

Nguyên nhân là do trong tỏi không có allicin tự do, chỉ sau khi băm nhuyễn, dưới tác dụng của enzyme thì tỏi mới phóng thích ra chất này. Tỏi được băm nhuyễn dù nấu chín vẫn bảo tồn được 60% tác dụng dược lý.

Hà Phương

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/8-truong-hop-cam-ky-khong-duoc-an-toi-ai-cung-nen-ghi-nho-28311/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY