Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

9 quy tắc để đối phó với những người tức giận với bạn

Chúng ta thường không biết cách thể hiện những cảm xúc tiêu cực bởi vì chúng ta không quen tranh cãi hoặc thể hiển chúng. Đó là lý do tại sao nhiều người sống trong tình trạng căng thẳng, liên tục hủy hoại bản thân với sự giận dữ và sự gây thù chưa được giải quyết.

Các nhà tâm lý học đang tích cực nghiên cứu vấn đề này và đưa ra những giải pháp tốt nhất.

Theo trang Bright Side, dưới đây là những cách giúp bạn đối phó với sự tức giận của bạn bè, người thân và những người xung quanh:

1. Hãy điềm tĩnh và suy nghĩ kỹ trong một cuộc tranh cãi

Khi một người nổi giận, đó không phải lỗi của họ - mà là do trạng thái cảm xúc của họ. Cố gắng đối xử với người tức giận một cách tử tế và thể hiện mong muốn giúp đỡ họ, giúp họ giải quyết vấn đề và đối phó với những cảm xúc tiêu cực của họ.

Tuy nhiên, đừng nói thẳng “Tôi muốn giúp bạn”. Nó giống như là bạn đang chế nhạo họ hơn là chân thành muốn giúp họ. Sẽ tốt hơn nếu bạn chỉ lặng lẽ từ bỏ ý thức về tầm quan trọng của bản thân và tập trung vào việc hiểu vấn đề chung của bạn.

2. Kiểm soát cảm xúc của riêng bạn

Bạn sẽ trở nên dễ bị tổn thương khi bạn giận dữ. Làm hết sức mình để không giận dữ như người kia và cố gắng giữ cho tâm trí bạn bình tĩnh. Chỉ có cách này bạn mới có thể thoát ra khỏi cuộc xung đột mà không làm hại đến bản thân.

3. Hiểu vấn đề

Thông thường, chúng ta sẽ không thể xác định nguyên nhân tức giận của mình. Chúng ta nói rất nhiều thứ không nên nói, bối rối, và lạc lối. Để giải quyết vấn đề, điều quan trọng là phải sửa mọi thứ hợp lý nhất có thể. Chiến lược tốt nhất là đặt câu hỏi cụ thể và đưa ra câu trả lời rõ ràng mà người đó hỏi bạn, chỉ nói những phần quan trọng nhất.

4. Hướng tới giải quyết một vấn đề chung

Khi ai đó giận bạn, nó luôn là vấn đề thuộc về cả 2 bạn. Mục tiêu chính nên là giải quyết vấn đề chung này.

Cố gắng tìm ra nguyên nhân của cuộc xung đột rõ ràng và minh bạch nhất có thể. Bằng cách này bạn sẽ có thể cô lập vấn đề chính và giúp đối phương hiểu rõ hơn về bản thân họ. Làm rõ từng điểm một. Chuyện gì đã xảy ra? Nó không tốt ở điểm nào? Họ mong đợi điều gì sẽ xảy ra? Những điểm nào không chính xác?

5. Đừng sợ bạn là người sai.

Đừng nghĩ rằng bạn phải đúng mà bởi vì bạn không chống lại cảm xúc được của bạn. Có thể là vào cuối cùng bạn sẽ là người sai, những không sao cả.

Đừng sợ lòng kiêu hãnh của bạn bị tổn thương, hãy kết thúc bằng xin lỗi và sửa sai lầm của bạn, ngay khi bắt đầu lập luận, hãy luôn tự tin vào bản thân mình. Nhưng đừng quá bảo thủ, hãy lắng nghe ý kiến của đối phương, hãy chuẩn bị cho bất kỳ kết quả nào, sau đó bạn nên xem xét vấn đề một cách bình tĩnh.

6. Đừng giả vờ là không quan tâm

Đừng cố giả vờ rằng bạn không quan tâm. Khi bạn thực sự cố gắng giữ bình tĩnh và bạn có thể kiểm soát tình hình thì điều đó thật tuyệt vời. Nhưng đó là một câu chuyện hoàn toàn khác nếu bạn đã bị tổn thương, tức giận nhưng lại không nói ra thì tình hình sẽ rất tồi tệ.

7. Thẳng lên hỏi bạn có thể làm gì để cải thiện tình hình

Câu hỏi “Tôi nên làm gì?” cho thấy bạn rất bình tĩnh. Đó là tín hiệu tin cậy, chân thành và thể hiện mong muốn của bạn để giải quyết vấn đề. Và nó thực sự giúp hiểu vấn đề một cách nhanh chóng, hiệu quả và hợp lý nhất có thể.

8. Đừng đặt mình lên trên người khác

Giận dữ là một trong những cảm xúc tiêu cực và tàn phá cơ thể nhất. Khi người nói chuyện với bạn tức giận, điều đó không có nghĩa là họ đã trở thành một người tồi tệ hơn bạn, mà là họ cảm thấy tệ hơn bạn.

Vì vậy, điều đầu tiên bạn nên làm là giúp họ đối phó với cảm xúc của họ. Cố gắng không đặt mình hơn họ, hành vi này có thể phá hoại mối quan hệ của 2 bạn.

9. Nếu một trong 2 bạn chưa sẵn sàng để nói chuyện, thì hãy cho nhau thời gian suy nghĩ

Nếu đối phương quá tức giận thì hãy để họ yên tĩnh và nguôi đi. Nếu bạn chưa sẵn sàng thừa nhận sai lầm của mình và nói về việc giải hòa, thì cũng nên cho không gian riêng để suy nghĩ.

Đừng tham gia vào cuộc đối thoại trong khi chưa sẵn sàng. Cố gắng giải quyết vấn đề khi cả hai chưa sẵn sàng làm như vậy là một ý tưởng tồi tệ, vì khi tức giận bạn thường đưa ra những quyết định sai lầm.

Hoài Nguyễn

Theo cuyên đề Sức Khỏe Gia Đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/9-quy-tac-de-doi-pho-voi-nhung-nguoi-tuc-gian-voi-ban-25451/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY