Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

9 “rắc rối” mẹ bỉm sữa thường gặp khi cho con bú và cách xử lý

Lần đầu làm mẹ thường khiến chị em gặp nhiều bối rối, nhất là khi con còn quá nhỏ thì việc chăm sóc con lại càng gặp nhiều khó khăn. Sau đây là 9 vấn đề các chị em thường gặp phải khi cho con bú và cách giải quyết của nó để chị em sẵn sàng xử lý, giải quyết.

1. Cảm giác đau

Nhiều mẹ cảm giác đau ở đầu ngực khi cho con bú, thực ra đây là điều hết sức bình thường. Tình trạng đau thường là do bé chỉ ngậm một phần nhỏ trên đầu ti. Đầu tiên, mẹ cần đưa ngón trỏ vào môi bé để gỡ bé ra khỏi đầu ti. Tiếp đến, cù nhẹ vào cằm hoặc cười đùa để bé mở to miệng và cho bé bú trở lại. Chú ý là miệng bé phải ngậm sâu vào phần quầng vú, mũi và cằm chạm nhẹ vào bầu ngực của mẹ.

Nếu bạn đã ngừng cho bé bú, sữa vẫn sẽ tiết ra và khiến bạn cảm thấy đau, tức ngực thì bạn hãy cho bé bú lâu hơn ở mỗi bên ngực để giảm bớt lượng sữa tiết ra.

2. Tắc sữa

Ống dẫn sữa tắc nghẽn có thể làm mẹ cảm thấy một khối cứng ở ngực. Bên cạnh đó, nó còn khiến mẹ có cảm giác đau và những đốm đỏ. Nếu mẹ bắt đầu thấy nhức và sốt, đó là dấu hiệu bị nhiễm trùng.

Nguyên nhân có thể là do áo ngực quá chật. Mẹ cũng không nên để khoảng cách kéo dài giữa những lần cho bé bú. Ngoài ra, mẹ cũng có thể chườm ấm và massage 2 bên ngực để kích thích tiết sữa.

3. Nứt đầu ti

Đây là hệ quả của việc con ngậm không đúng khớp ngậm hoặc cũng có thể là do da khô, do thiếu sữa. Biểu hiện là đầu ngực sưng, nứt, có khi chảy máu; khi cho con bú thì ngực mẹ rất đau.

Mẹ nhớ khi cho con bú phải cho con ngậm cả đầu vú và chân thâm của núm, đồng thời môi con cần được há như miệng cá. Ngoài ra mẹ cần kiểm tra:

- Hãy xem mình đã áp con vào vú đúng cách hay chưa

- Hãy cho con bú bên vú khỏe mạnh còn lại. Sau mỗi lần con bú xong, thoa vài giọt sữa lên núm vú cùng vùng thâm của núm vú tổn thương và cứ để như thế cho tự khô;

- Hãy để vú được thông khí, đừng mặc thêm miếng lót thấm sữa, nếu có vệ sinh bầu ngực trước và sau khi cho con bú thì đừng dùng nước cùng xà phòng tắm rửa hàng ngày, mà hãy dùng nước ấm, khăn mềm để vệ sinh ngực.

- Bạn cần giảm thời gian cho mỗi cữ bú, bù lại, cho bé bú nhiều lần trong ngày. Bé sẽ ít bị đói hơn và không mút sữa quá mạnh khiến đầu ti của bạn bị tổn thương. Nếu cách này thất bại, kem từ mỡ lông cừu sẽ giúp bạn cải thiện tình hình.

4. Căng sữa

Theo The Health Site, căng sữa là hiện tượng bình thường ở vài tuần đầu sau khi sinh. Nguyên nhân phổ biến là cơ thể sản xuất một lượng sữa lớn đến vùng ngực, nhưng em bé không bú hết hoặc không ti thường xuyên. Điều này khiến ngực bạn ứ đọng lượng sữa thừa lớn, ngực trở nên đau cứng và không thoải mái.

Giải pháp:

- Cho em bé bú thường xuyên 8-12 lần/ngày với cả 2 bầu ngực. Đừng bỏ cữ bú nào của con. Hãy chắc chắn con bạn nằm bú ở vị trí chính xác và ngậm núm vú đúng cách, giúp ngực bạn tiết hết sữa.

- Vắt sữa ra giữa mỗi cữ bú. Tắm nước ấm hoặc đặt một miếng gạc ấm lên ngực để kích thích dòng chảy sữa. Gạc nóng sẽ làm tăng lưu lượng máu đến ngực khiến việc căng tức sữa trầm trọng hơn, do vậy, bạn có thể thay một gạc lạnh giữa những lần bú hoặc khi bạn vắt sữa.

- Hỏi lời khuyên của bác sĩ. Nếu bạn không giải quyết kịp thời, điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc áp xe vú. Lúc này bạn sẽ phải điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật nhỏ, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

5. Viêm vú

Đây là một dạng nhiễm khuẩn ở ngực. Biểu hiện của viêm vú giống như cảm cúm vậy, bạn sẽ bị sốt và đau ở ngực. Tình trạng này thường xảy ra trong vài tuần đầu sau khi sinh và nguyên nhân có thể là do da bị rạn nứt, tác sữa…

Giải pháp: Kháng sinh, chườm nóng và thường xuyên cho bé bú hoặc hút bớt sữa sẽ giúp bạn vượt qua. Việc cho bé bú khi mẹ bị viêm vú không gây nguy hiểm. Trong sữa mẹ vốn rất dồi dào các kháng thể giúp cho hệ miễn dịch của bé trở nên mạnh mẽ hơn.

6. Phun sữa

Một số bà mẹ gặp trường hợp sữa phun mạnh ra ngoài. Nguyên nhân có thể là do cơ thể bạn sản sinh ra quá nhiều sữa hoặc cũng có thể là bạn gặp phải hiện tượng phun sữa. Điều này khiến một số em bé khó chịu và không muốn bú mẹ nữa.

Vắt sữa trước khi cho bé bú một ít sẽ hạn chế được tình trạng phun sữa

Nếu điều này xảy ra với bạn, bạn hãy thử vắt một ít sữa ra trước khi cho bé bú, hay bạn cũng có thể cho bé ngậm vú để sữa chảy xuống trước, sau đó lấy khăn gạc bịt đầu vú để giảm hiện tượng sữa phun ra, khi dòng sữa chảy ra chậm hơn, bạn có thể cho bé bú lại.

7. Ít sữa

Nuôi con bằng sữa mẹ là một quá trình mà cung và cầu sẽ tăng lên cùng nhau. Nếu bạn bị ít sữa và bé đang phát triển chậm hơn mức mong đợi, giải pháp cho bạn là cho bé bú thường xuyên và nhờ sự trợ giúp của máy hút sữa hay vắt sữa bằng tay để kích thích tuyến sữa tăng cường độ làm việc.

Nuôi con bằng sữa mẹ là một quá trình mà cung và cầu sẽ tăng lên cùng nhau. Nếu người mẹ bị ít sữa và bé đang phát triển chậm hơn mức mong đợi, giải pháp cho bạn là cho bé bú thường xuyên. Mẹ cũng nên nhờ sự trợ giúp của máy hút sữa hay vắt sữa bằng tay để kích thích tuyến sữa tăng cường độ làm việc.

8. Núm vú bị lõm

Thông thường, đầu ti sẽ căng ra đủ để miệng bé ngậm vừa và bú đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, núm vú của mẹ có thể bị lõm xuống, đầu ti tụt vào trong gây khó khăn cho các em bé khi bú. Bạn có thể kiểm tra đầu vú của mình bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ nhẹ nhàng nắm lấy núm vú. Nếu núm vú co lại chứ không lồi ra tức là núm vú bị lõm xuống.

Để ngăn ngừa việc núm vú bị lõm, trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên xoa bóp bầu ngực, kéo nhẹ nhàng đầu ti để chúng nhô ra phía ngoài. Bạn cũng nên chọn thời điểm núm vú nhô ra một chút để cho bé bú trước khi nó co lại vào trong. Tuy cấu tạo của đầu ngực không bình thường, mẹ vẫn có thể cho bé bú khi chịu khó điều chỉnh đầu ti bằng tay.

9. Bé ngủ trong lúc bú

Việc bé ngủ thiêm thiếp đi trong lúc đang bú sữa mẹ là chuyện hết sức bình thường. Khi bé lớn hơn, bé cũng sẽ thức được lâu hơn.

Ảnh minh họa

Nếu bé ngủ trước khi bạn kịp chuyển bầu ngực, thử gãi lưng bé, hoặc cù nhẹ vào gan bàn chân, gọi bé nhẹ nhàng để đánh thức rồi chuyển bé sang bầu ngực còn lại.

Ngân Trần

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/9-rac-roi-me-bim-sua-thuong-gap-khi-cho-con-bu-va-cach-xu-ly-23709/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY