Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

9 sự thật không ngờ khi uống nước lạnh sau bữa ăn

Khi thời tiết quá nóng, thường chúng ta sẽ làm một số biện pháp giải nhiệt, chẳng hạn như uống nước lạnh hoặc nước đá. Nó sẽ nhanh chóng làm dịu cơ thể và bạn sẽ muốn uống nhiều hơn nữa nhưng điều đó lại không hề tốt.

Trên thực tế, có rất nhiều loại đồ uống được thiết kế đặc biệt để dùng làm đồ uống lạnh, chẳng hạn như bia và nước ngọt. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận khi sử dụng chúng và xem xét một số nguy cơ đằng sau việc uống nước lạnh ngay sau bữa ăn. Dưới đây là 9 sự thật mà bạn nên biết:

1. Gây khó tiêu

Uống nước lạnh ngay sau bữa ăn có thể gây khó tiêu vì nhiệt độ lạnh làm thay đổi độ đặc của thực phẩm mà chúng ta đã ăn, khiến chúng khó tiêu hóa hơn. Chẳng hạn, chất béo có xu hướng đông đặc lại khi pha với nước lạnh, khiến việc tiêu hóa trở nên khó khăn hơn. Quá trình tiêu hóa lâu hơn có thể dẫn đến các vấn đề về trào ngược axit.

Uống nước lạnh ngay sau bữa ăn có thể gây ra tình trạng khó tiêu - (Ảnh: Freepik).

2. Gây quá tải cho quá trình tiêu hóa

Dạ dày của chúng ta được thiết kế để tiêu hóa thức ăn ở nhiệt độ tương tự với cơ thể. Ăn thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng sẽ làm tăng thêm áp lực cho quá trình tiêu hóa. Điều tương tự cũng xảy ra khi chúng ta ăn thức ăn quá cay, chúng khó phân hủy hơn và gây tiêu chảy ở một số người.

3. Gây chóng mặt

Khi quá trình trao đổi chất bị rối loạn, cơ thể không thể thích ứng ngay lập tức với sự thay đổi đột ngột nhiệt độ khi chúng ta uống nước đá. Kết quả là, việc cung cấp oxy cho các cơ quan trong cơ thể giảm sút, trong đó có não. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy chóng mặt.

4. Dẫn đến đau đầu hoặc đau nửa đầu

Cơ thể bị hạ nhiệt đột ngột cũng khiến các chức năng sinh lý bị suy giảm. Kết quả là chúng ta sẽ bị đau đầu hoặc đau nửa đầu. Ở những người bị đau nửa đầu và đau đầu, có thể xảy ra hiện tượng đông cứng não.

5. Làm chậm nhịp tim

Một số nghiên cứu tiết lộ rằng uống nước đá có thể kích thích dây thần kinh phế vị. Hoạt động của dây thần kinh này sẽ bị gián đoạn khi uống nước đá, khiến tim đập chậm lại.

6. Hấp thụ các chất dinh dưỡng kém

Thông thường, nhiệt độ cơ thể con người nằm trong khoảng 36-37 độ C. Khi chúng ta tiêu thụ nước quá lạnh sẽ buộc cơ thể sử dụng nhiều năng lượng hơn để điều chỉnh và làm cho nhiệt độ cơ thể trở lại bình thường. Trong khi đó, năng lượng đó rất cần cho cơ thể để hấp thụ chất dinh dưỡng và tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, khi chúng ta uống nước lạnh sau bữa ăn, năng lượng sẽ bị cạn kiệt khiến cơ thể không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng tối ưu.

7. Gây đau họng

Uống nước lạnh cũng có thể gây ra chất nhầy trong niêm mạc thực quản. Điều này chắc chắn sẽ có tác động đến thực quản khiến dễ bị nhiễm trùng và viêm nhiễm.

Uống nước lạnh dễ gây nên tình trạng đau họng - (Ảnh: Freepik).

8. Thành ruột hẹp lại

Nhiệt độ thấp làm đông tụ các phần tử của thức ăn nhiều dầu mỡ. Hơn nữa, các chất béo sẽ tích tụ trong đường ruột, gây hẹp lòng ruột. Kết quả là quá trình tiêu hủy và hấp thụ thức ăn trong ruột sẽ bị rối loạn.

9. Gây khát quá mức

Khi chúng ta uống nước lạnh, chẳng bao lâu chúng ta sẽ lại khát. Càng uống nhiều nước lạnh, cơ thể càng mất cân bằng. Đó là vì nước lạnh sẽ khiến cơ thể mất chất lỏng nhanh hơn. Khát nước là một dấu hiệu cho thấy cơ thể chúng ta đang mất nước, điều này sẽ sớm được đáp ứng, bằng cách thay thế nó bằng nước uống ở nhiệt độ phòng.

Một cốc nước mát lạnh ngay sau bữa ăn có thể khiến bạn cảm thấy thật đã nhưng thực tế lại không hề tốt cho sức khỏe. Tốt nhất là nên hạn chế việc uống nước lạnh sau bữa ăn.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/9-su-that-khong-ngo-khi-uong-nuoc-lanh-sau-bua-an-30554/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY