Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ai dễ mắc bệnh viêm phổi vào mùa thu đông? Hướng dẫn vài mẹo nhỏ giúp dưỡng phổi

Miền Bắc nước ta đang bước vào mùa thu đông với thời tiết bắt đầu se lạnh, nhiệt độ ngày một thấp hơn khiến ai cũng thích thú. Tuy nhiên, vào mùa này, độ ẩm không khí thấp dẫn đến quá khô, cùng với vi khuẩn, phấn hoa và bụi bay trong không khí gây hại rất lớn cho phổi và tăng nguy cơ viêm phổi.

Mùa thu đông hàng năm là mùa có tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi cao, đặc biệt 3 đối tượng sau đây mọi người cần chú trọng phòng tránh.

Những ai dễ mắc bệnh viêm phổi?

1. Trẻ em dưới 6 tuổi

Hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện để chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài nên sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi cao hơn.

Hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện để chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài nên sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi cao hơn.

Bệnh viêm phổi ở trẻ em chủ yếu có biểu hiện sốt cao, diễn biến bệnh nhanh, trường hợp nặng sẽ khiến trẻ bơ phờ, lừ đừ, thậm chí có thể dẫn đến sốc. Thuốc hạ sốt chỉ có thể làm giảm tình trạng sốt cao trong thời gian ngắn. Nếu sốt cao kéo dài và các triệu chứng nặng dần thì cần chẩn đoán sớm.

Cần khám thêm Xquang phổi để xác định chẩn đoán và tích cực hợp tác với bác sĩ để sự điều trị.

2. Người già và những người mắc bệnh tiềm ẩn

Người già trên 70 tuổi, bệnh nhân đái tháo đường, huyết áp cao, viêm phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính và hen suyễn, ... sức đề kháng yếu và có nguy cơ cao bị viêm phổi, biểu hiện chủ yếu là tinh thần kém, sốt nhẹ kéo dài,…

Một số bệnh nhân còn có biểu hiện khó thở, suy hô hấp, lúc này cần đi khám ngay để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

3. Những người hay căng thẳng, thức khuya trong thời gian dài

Những người thường xuyên căng thẳng, ngồi yên trong thời gian dài, ít hoạt động ngoài trời, suy dinh dưỡng, thiếu ngủ, thức khuya đều dễ mắc bệnh viêm phổi.

Làm thế nào để tăng cường sức khỏe phổi trong mùa thu đông?

1. Lưu thông không khí trong nhà

Mở cửa sổ thông gió mỗi ngày một lần vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần thông gió không được ít hơn 1 giờ để đảm bảo có đủ ánh sáng mặt trời trong phòng giúp không khí trong lành tràn vào và tăng hàm lượng oxy trong nhà.

2. Uống nhiều nước hơn

Phổi là phế và khô, vì vậy bạn nên uống nhiều nước hơn. Lượng nước hàng ngày nên trên 2000 ml để giữ ẩm cho cổ họng và phổi. Cùng với đó, bạn nên điều chỉnh độ ẩm trong nhà, độ ẩm tương đối khoảng 50% - 60%. Phòng có thể được làm ẩm máy máy tạo ẩm hoặc đặt một chậu nước sạch, lau sàn mỗi ngày một lần.

Lượng nước hàng ngày nên trên 2000 ml để giữ ẩm cho cổ họng và phổi.

3. Trồng một số cây xanh trong nhà

Cây xanh có khả năng hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2, vì vậy trong phòng nên có một số cây xanh. Lan quân tử là một lựa chọn tốt vì nó phát triển nhanh, quang hợp mạnh, giải phóng nhiều oxy và dễ trồng.

Vào mùa thu đông, nhiệt độ chênh lệch giữa sáng và tối khá lớn, bạn nên bổ sung quần áo phù hợp theo sự thay đổi của thời tiết, mang theo áo khoác khi ra ngoài, đề phòng trường hợp cần thiết.

Cần đảm bảo sự lưu thông không khí trong văn phòng và trong nhà, tránh xa những nơi đông dân cư. Thực hiện chế độ ăn nhẹ, tập trung ăn rau và trái cây tươi, tránh xa thức ăn cay và quá khô.

Ngủ đủ giấc và ngủ từ 7 đến 8 giờ mỗi ngày. Chọn các bài tập thể dục vừa phải như chạy bộ, đạp xe, đi bộ hoặc tập thể dục thẩm mỹ,… để cải thiện sức khỏe.

Xem thêm: Không phải chỉ để làm cảnh, núm vú ở nam giới còn có 4 công dụng này

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/ai-de-mac-benh-viem-phoi-vao-mua-thu-dong-huong-dan-vai-meo-nho-giup-duong-phoi-36307/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY