Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Âm nhạc có tác động to lớn như thế nào đến đời sống và sức khỏe của chúng ta?

Dù âm nhạc được xem là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi, âm nhạc có tác động thế nào đối với đời sống sức khỏe và tinh thần của mỗi người chưa nhỉ

1. Nhịp điệu của âm nhạc tạo ảnh hưởng đến từng trạng thái trong công việc của mỗi người

Bạn có biết, mỗi nhịp điệu của âm nhạc sẽ có tác động trực tiếp đến trạng thái của mỗi người trong từng công việc khác nhau chứ?

Đối với những người làm việc theo hội, nhóm và có tính chất lặp đi lặp lại mỗi ngày, một giai đoạn âm nhạc có tiết tấu mạnh, nhanh và đồng ca sẽ khiến cho tâm trạng của mọi người được được nâng cao, tạo sự hứng khởi cao độ, có sự hứng khởi cao độ, giúp thúc đẩy năng suất làm việc tốt nhất. Điều này được chứng minh là giúp nâng cao sự tập trung và độ chính xác cho những công việc có tính chất lặp đi lặp lại.

Đối với những ai đang làm công việc đòi hỏi sự sáng tạo, tìm kiếm ý tưởng và dùng nhiều đến chất xám, một giai điệu nhẹ nhàng sâu lắng, hoặc vui tươi chậm rãi vui vẻ sẽ tác động tích cực đến hiệu suất làm việc của người nghe, nhờ vào khả năng kích hoạt được một số vùng trong não bộ sản sinh ra nhiều góc nhìn khác nhau, mang lại sự đa dạng, sáng tạo cho các ý tưởng. Hãy lựa chọn những bản nhạc cổ điển giúp tâm trạng trở nên tích cực hơn và có thể đem lại những cảm xúc tốt như hạnh phúc hay phấn khởi. Nhạc cổ điển được chứng minh là có thể giúp gia tăng một số khả năng đặc biệt về trí tuệ như khả năng ngôn ngữ hay tư duy. Bản chất của nhạc cổ điển không làm cho con người trở nên thông minh hơn, mà là tạo ra một môi trường lý tưởng để suy nghĩ và sáng tạo.

Tiếng ồn trắng (white noise) sẽ rất thích hợp cho những ai muốn tập trung cao độ. Đây là tập hợp của những dải âm thanh có tần số khác nhau, và được phát ra trong cùng một cường độ. Tiếng ồn trắng xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống đời thường xung quanh chúng ta như tiếng mưa rơi, tiếng sóng vỗ, tiếng lá cây xào xạc, tiếng ve kêu,… Tiếng ồn trắng từ lâu đã được khoa học chứng minh có thể giúp con người tập trung hơn, dễ ngủ hơn và là một trong những phương pháp giúp thư giãn tối ưu. Ngoài ra, những bản nhạc ghi lại tiếng ồn mô phỏng cũng có thể kích thích sự sáng tạo cho não bộ, tăng khả năng xử lý những công việc đòi hỏi tính tập trung và tư duy cao.

2. Âm nhạc giúp phát triển thị lực và khả năng giao tiếp

Đã có rất nhiều nghiên cứu cũng như khảo sát được tổ chức, và chỉ ra rằng việc học các bộ môn âm nhạc từ nhỏ sẽ kích thích não của trẻ em phát triển, giúp tăng khả năng giao tiếp và thị giác. Nghiên cứu được thực hiện với nhóm trẻ em có độ tuổi từ 8 đến 11 tuổi cho thấy: những bé tham gia vào các lớp học âm nhạc ngoại khóa có chỉ số IQ cao hơn và khả năng nhìn tốt hơn những bé không được tham gia đào tạo. Ngay cả những trẻ em từ 1 tuổi được rèn luyện qua các bài học âm nhạc tương tác từ cha mẹ cũng có khả năng giao tiếp cao, cười vui thường xuyên hơn.

Trẻ em được tiếp xúc với âm nhạc từ khi còn nhỏ có kỹ năng giao tiếp tốt hơn các trẻ khác (Ảnh: Internet)

3. Âm nhạc giúp điều chỉnh tâm trạng của mỗi người

Dựa vào số liệu từ nghiên cứu của trường Đại Học Sussex, một người có thói quen nghe nhạc nhiều thì EQ và IQ của họ cũng rất cao, bởi vì cứ trong vòng 6 phút khi nghe nhạc, chúng ta có thể làm giảm căng thẳng tới 61%, song song đó là sản sinh ra một lượng lớn dopamine - một chất dẫn truyền thần kinh giúp tâm trạng hưng phấn và vui vẻ.

Đã từng có một cuộc nghiên cứu được tổ chức bởi các chuyên gia từ Đại học Drexel cho thấy các bệnh nhân ung thư khi được cho nghe nhạc hoặc điều trị với nhạc lý trị liệu sẽ giúp giảm đau, giảm lo âu và tâm trạng được cải thiện rất tốt.

Hãy thường xuyên lắng nghe giai điệu mình thích để giải stress và tăng thêm nhiều năng lượng tích cực nhé! (Ảnh: Internet)

4. Âm nhạc tác động tới mạch thần kinh, nhịp tim và huyết áp

Bất kể là loại nhạc nào, nghe bản nhạc yêu thích giúp chúng ta giải phóng Endorphins - một loại hormone giúp cải thiện sức khỏe tim mạch .Trái ngược với những người sau phẫu thuật tim chỉ nghỉ ngơi trong yên tĩnh, những bệnh nhân được nghe nhạc giảm hẳn đau đớn và lo lắng, tình trạng sức khỏe có nhiều biến chuyển tích cực.

Một quan sát được thực hiện tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ), các bác sĩ nhận thấy rằng các bệnh nhân tim đang nằm giường mà nghe nhạc trong 30 phút có huyết áp thấp hơn, nhịp tim chậm hơn, ít buồn bã, đau khổ hơn những người không nghe nhạc.

5. Âm nhạc giữ cho não được khỏe mạnh ở người già

Một nghiên cứu đã được tổ chức bởi các nhà khoa học Mỹ đã cho ra kết quả rằng việc đào tạo âm nhạc, nghe nhạc hay chơi nhạc khi còn trẻ sẽ giúp ức chế quá trình lão hóa não bộ ở người già, đồng thời giúp cho não bộ luôn khỏe mạnh, đặc biệt khi bạn đang bước vào giai đoạn xế chiều. Nghe nhạc cũng giống như tập thể dục cho não, người thường xuyên nghe nhạc khi về già thường có trí nhớ tốt hơn và nhanh nhẹn, sắc bén hơn những người không có thói quen này.

Ngay cả với những người có một số tổn thương não cũng có thể lấy lại một phần hay toàn bộ trí nhớ (tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng) bằng cách nghe nhạc. Âm nhạc có thể mang những kỉ niệm quay lại do các nhịp điệu và âm thanh chúng ta nghe được lúc trước đã được não bộ ghi nhớ tại vùng mã đồi và tồn tại ở tâm trí trong một thời gian rất dài.

Nghe nhạc cũng giống như một hình thức tập thể dục cho não, giúp hạn chế sự lão hóa não bộ ở người già (Ảnh: Internet)

Trên đây là 5 lợi ích của âm nhạc có ảnh hưởng tích cực không chỉ với sức khỏe tinh thần mà còn là thể chất của chúng ta. Hãy luôn tận dụng những lợi ích này để giúp cuộc sống luôn vui vẻ và nhẹ nhàng bạn nhé.

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/am-nhac-co-tac-dong-to-lon-nhu-the-nao-den-doi-song-va-suc-khoe-cua-chung-ta-33070/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY