Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ăn uống lành mạnh để tránh ngộ độc thực phẩm ngày nắng nóng

Những người bị ngộ độc thực phẩm thường bị đau bụng, nôn mửa, sốt nhẹ rồi dẫn chuyển sang sốt cao, mất nước và một số trường hợp bị tiêu chảy.

Tác nhân gây ngộ độc

- Norovirus là tác nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm, thường gặp ở rau quả.
- Vi khuẩn E. coli thường có trong thịt (bò, heo) còn sống hoặc nấu chưa chín, rau quả sống và nước uống từ bể bơi.
- Vi khuẩn Salmonella thường sống trong ruột động vật. Chúng có thể nhiễm trong thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín như thịt gia cầm và trứng.


- Vi khuẩn Shigella lây lan qua phân người. Bệnh có thể bùng phát giữa những trẻ nhỏ ở nhà trẻ, từ người chế biến thức ăn mà không rửa tay khi đi vệ sinh hoặc qua nguồn nước uống ô nhiễm.
- Vi khuẩn Campylobacter có trong thịt gia cầm, những loại thịt sống, sữa chua tiệt trùng.

Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm

Những người bị ngộ độc thực phẩm thường bị đau bụng, nôn mửa, sốt nhẹ rồi dẫn chuyển sang sốt cao, mất nước và một số trường hợp bị tiêu chảy.

Dưới đây là 10 quy tắc cần làm theo để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, theo bodyandsoul:

Rửa tay

Rửa tay và sấy tay khô đúng cách trước khi chuẩn bị ăn là thứ rất quan trọng.

Giữ bếp sạch

Gian bếp luôn là không gian sạch sẽ. Tất cả vật dụng nấu ăn và dùng để ăn cần sạch sẽ và tiệt trùng thường xuyên qua nhiều cách như phơi nắng hoặc dùng máy sấy hoặc để nơi thoáng mát không ẩm ướt.

Có đồ dùng riêng

Đừng bao giờ sử dụng cùng loại kẹp, kéo hoặc dao cắt thực phẩm sống và thức ăn sẵn sàng để ăn trừ phi chúng được rửa kỹ.

Nấu thức ăn chín
Nấu ăn chín là một cách tốt để đảm bảo thức ăn không chứa vi khuẩn gây ngộ độc.

Nóng là nóng, lạnh là lạnh

Thức ăn nóng phải là thức ăn nóng và lạnh phải là lạnh. Có nguy cơ thực phẩm sẽ trở nên không an toàn vì vi khuẩn có thể phát triển nhanh khi thức ăn ở giữa nhiệt độ nóng và lạnh. Nhiệt độ tủ lạnh nên ở mức dưới 5 độ.

Biết các loại thực phẩm có nguy cơ cao

Một số thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc, bao gồm thịt, sữa, trứng, hải sản và xà lách nấu chín, vì vậy điều quan trọng là phải cẩn thận hơn đối với những loại thực phẩm này.

Nhớ sự an toàn của thực phẩm khi mua sắm

Lấy thức ăn ướp lạnh và đông lạnh rồi đưa chúng về nhà và cất giữ an toàn trong tủ lạnh.

Tổ chức tủ lạnh

Hãy chắc chắn rằng bạn tách riêng thực phẩm thô và nấu chín để lưu trữ. Một nguyên tắc chung là giữ thực phẩm sống như thịt được bao phủ ở dưới cùng của tủ lạnh và thức ăn nấu chín ở trên cùng. Bằng cách đó, nước từ thịt sống không chảy xuống thực phẩm đã chín.

Kiểm tra ngày sử dụng

Luôn để ý đến thực phẩm sắp hết hạn sử dụng.

Điều trị ngộ độc thực phẩm

Ở mức độ ngộ độc thực phẩm nhẹ, bạn có thể khắc phục hậu quả bằng biện pháp đơn giản như bù nước (uống nhiều nước lọc sạch và ăn nhẹ). Nếu các triệu chứng không thuyên giảm mà có dấu hiệu nặng thêm thì nhất định phải đi khám càng sớm càng tốt.

Phòng ngừa là cách chữa bệnh tốt nhất trong hàng loạt các biện pháp đối phó với các vấn đề ngộ độc thực phẩm trong mùa nắng nóng. Vậy nên, sinh viên hãy lưu ý để tránh những rủi ro đáng tiếc này cho chính bản thân mình.

Quỳnh Hoa

Theo Tạp chi Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/an-uong-lanh-manh-de-tranh-ngo-doc-thuc-pham-ngay-nang-nong-27173/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY