Kinh tế xã hội hôm nay

Ảnh Lễ hội Đền Hùng hơn 100 năm trước

(PetroTimes) - “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm là ngày hội chung của toàn dân cùng tỏ lòng thành kính, hướng về tổ tiên, nguồn cội. Những hình ảnh tư liệu quý hiếm của người Pháp chụp những năm 1920 cho thấy từ xa xưa Ngày Giỗ Tổ đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt.
Cảnh các vị chức sắc, người dân rước lễ qua cổng chính Đền Hùng
Một vị quan dẫn đầu Lễ rước kiệu
Đội hình gồm nhiều đoàn rước như đoàn cờ hội, đoàn người đánh chiêng, trống, rước tàn, lọng, đội kiệu... chủ tế và quan viên, các cụ cao tuổi và đông đảo nhân dân địa phương
Đoàn rước cờ hội
Thanh niên trai tráng tham gia rước kiệu
Nghi lễ rước kiệu về Đền Hùng là hoạt động mang tính cộng đồng cùng thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ; nhằm thể hiện đạo lý uống nước, nhớ nguồn và sự tôn kính đối với Tổ tiên của dân tộc ta, đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng dân tộc

Đám rước Bát bảo – tám vật phẩm quý – đến đền Hùng theo tục lệ truyền thống

Dòng người hành hương tham gia Lễ hội Đền Hùng
Người dân tập trung trước cổng đền thờ Mẫu Âu Cơ. Đền Mẫu Âu Cơ và lễ hội là dịp, là nơi để con dân bách Việt hướng về cội nguồn, tri ân công đức của Quốc Mẫu Âu Cơ, nhân lên đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Để rồi, người dân Hiền Lương còn truyền nhau mãi câu ca: “Anh em Bách Việt ta ơi !/ Ngày xuân thong thả tới nơi xem tường/Dân ngày hội tế Mẫu Vương/ Người sinh ra tổ Hùng Vương nước nhà”…
Các bậc cao niên tế lễ trong Đền
Quang cảnh khu thờ tự bên trong
Không gian thờ trang nghiêm
Đồ thờ tự được chạm khắc rất tinh xảo
Người dân tập trung cạnh một bà đồng
Bà đồng trong trang phục rất đẹp

Một trò chơi dân gian tại lễ hội

Phần hội sôi động, thu hút người xem với các trò chơi như đu quay, cờ người, thi làm bánh…
Toàn cảnh núi Nghĩa Lĩnh
Khu Đền Trung (Hùng Vương Tổ Miếu) tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng Lạc Hầu, Lạc Tướng ngắm cảnh và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu người con hiếu thảo sáng tạo ra bánh chưng, bánh dầy. Đền được xây dựng vào thời Lý - Trần, đến thế kỷ XV bị giặc Minh tàn phá, sau này được xây dựng lại, kiến trúc hiện nay kiểu chữ Nhất 3 gian, kiến trúc đơn sơ không có cột, kèo cầu quá giang cột trốn gối vào tường, mái lợp ngói mũi.
Cổng vào Đền Hùng được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2 (1917). Cổng xây kiểu vòm cuốn cao 8,5m, hai tầng 8 mái, lợp giả ngói ống. Tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cổng tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, 4 góc tầng mái trang trí Rồng, đắp nổi hai con Nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao sơn cảnh hành” (lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao). Mặt sau cổng đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.
Lối vào đền Mẫu Âu Cơ và công chúa
Khu Lăng Hùng Vương
Quang cảnh bên trong khu Di tích Đền Hùng

Minh Châu

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/anh-le-hoi-den-hung-hon-100-nam-truoc-647563.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY