Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bà bầu sau khi sinh mổ cần kiêng những loại thực phẩm nào

Mổ lấy thai là một vết thương lớn, sau khi sinh trong ổ bụng áp lực đột ngột làm giảm cơ bụng, nhu động ruột chậm lại nên mẹ bầu dễ bị táo bón. Vì vậy các mẹ cần lưu ý chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe cũng như sữa cho em bé.

Sinh mổ là khi người mẹ phải trải qua một cuộc phẫu thuật kéo dài từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ.Người mẹ sinh mổ sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi hơn mẹ sinh thường, chẳng thế mà người ta vẫn nói sinh mổ làm tổn hại 3 năm tuổi thọ.

Mổ lấy thai là một vết thương lớn, sau khi sinh trong ổ bụng áp lực đột ngột làm giảm cơ bụng, nhu động ruột chậm lại nên mẹ bầu dễ bị táo bón.

Sau khi sinh nhu cầu các chất dinh dưỡng tăng rất cao, cao hơn khi đang mang thai, cơ thể sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng qua bữa ăn hằng ngày để tăng tiết sữa mẹ về số lượng cũng như chất lượng, đồng thời giúp bà mẹ sớm hồi phục sức khỏe sau sinh, đặc biệt đối với các bà mẹ sinh mổ, dinh dưỡng tốt sẽ giúp vết mổ mau lành.Vì vậy chế độ ăn uống của mẹ sinh mổ cần có nhiều khác biệt.

Sau sinh mổ nên ăn chay trong 6-8 giờ

Trong quá trình thực hiện phẫu thuật, đường ruột bị tác động khiến hoạt động của ruột bị giảm, dạ dày ảnh hưởng. Sau khi sinh 6-8 giờ, nếu sản phụ chưa “xì hơi” được bác sĩ sẽ chưa cho phép ăn uống gì.

Trong trường hợp bệnh nhân quá đói người nhà có thể cho ăn các món súp, cháo hầm chay để đường ruột tiêu hóa dễ dàng, thúc đẩy “xì hơi” và bài tiết dễ dàng sau đó mới dùng các thức ăn đặc, mặn.

Sản phụ cũng cần lưu ý không nên ăn quá nhiều một lúc hoặc sử dụng thực phẩm khó tiêu dễ gây đầy hơi, táo bón khiến chị em thêm khó chịu và đau đớn.

Thay đổi dần lượng và loại thức ăn phù hợp

Sau khi sinh khoảng 1-2 ngày khả năng tiêu hóa còn yếu, nên ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, nhưng không ăn thức ăn có dầu mỡ.

Sau sinh 3-4 ngày không vội vàng ăn một lượng quá nhiều các món canh.

Sau một tuần thì các mẹ có thể ăn bình thường. Do cảm giác ngon miệng hơn nên có thể bổ sung thêm cá, trứng, thịt gia cầm...

Trong giai đoạn này, bạn ít vận động, lại ăn nhiều chất dinh dưỡng nên dễ bị táo bón. Vì thế hãy lựa chọn các rau xanh có tính mát như bí đao, rau ngót, mướp, rau mồng tơi... bổ sung thường xuyên vào bữa ăn của mình nhé!

Các mẹ cũng nên chú ý kiêng, hạn chế các thực phẩm sau:

Kiêng thịt gà, đồ nếp: Đây là một trong những món ăn các mẹ nên kiêng bởi gạo nếp gây mưng mủ khi có vết thương làm tăng quá trình tạo mủ dễ gây ra sẹo lồi. Cũng chính lý do này mà các mẹ bầu đều có chung thắc mắc sinh mổ kiêng đồ nếp bao lâu? Cũng giống thịt gà, mẹ bầu nên kiêng đồ nếp sau sinh 2 tháng là tốt nhất.

Hạn chế những thức ăn có chứa cồn (rượu, bia…), có tính kích thích (càphê, trà đặc…) và thức ăn có mùi vị quá nồng (nhiều hành, tỏi, cari…) để khỏi làm đổi mùi sữa khiến bé chê sữa.

Các thực phẩm lạnh như bắp cải, củ cải trắng, dưa hấu, lê… nên nhịn ăn sau 40 ngày để ngăn chặn thiệt hại cho đường tiêu hóa và răng.

Hạn chế các thực phẩm tanh, gây chậm liền sẹo

Từ 1-3 tháng sau sinh mổ, sản phụ cần hạn chế ăn các loại đồ ăn tanh (cá, ốc) vì chúng có thể gây ra hiện tượng ức chế sự đông máu sau phẫu thuật khiến vết thương lâu liền da.

Ngoài ra, chị em sau sinh mổ cần dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không nên nằm nhiều một chỗ mà có thể đi lại nhẹ nhàng ngay trong phòng ngủ để các cơ quan trong cơ thể sớm hoạt động trở lại bình thường. Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ sẽ giúp bạn ăn uống ngon miệng và sớm có sữa về cho con bú.

Quỳnh Hoa

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/ba-bau-sau-khi-sinh-mo-can-kieng-nhung-loai-thuc-pham-nao-26926/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY