Trên thế giới và cả ở Việt Nam, đại dịch Covid-19 đang diễn biến rất khó lường. Tại thời điểm này, ý thức phòng dịch, chống dịch của mỗi người dân rất quan trọng để đẩy lùi lây lan của virus. Mới đây trên trang cá nhân, bác sĩ Trần Quốc Khánh, Bệnh viện Việt Đức đã có bài viết chia sẻ về loại "vắc xin tốt nhất, hiệu quả nhất và bền vững nhất" chống lại mọi dịch bệnh. Bài viết đã nhận được hàng ngàn lượt chia sẻ và rất liều bình luận.
Dưới đây là bài viết chi tiết của bác sĩ Khánh:
Vắc-xin tốt nhất, hiệu quả nhất và vững bền nhất chống lại mọi dịch bệnh đó chính là sức đề kháng (Hệ miễn dịch) của chúng ta. Khi mọi người nắm được những việc cần làm để không những duy trì mà còn tăng cường sức đề kháng này của cơ thể mình thì không chỉ các loại virus, vi khuẩn mà thậm chí các tế bào ung thư hoặc những biến cố sức khỏe khác cũng rất ít có cơ hội xảy đến.
Thêm nữa, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu thấy rằng vắc-xin luôn kém hiệu quả ở những người có sức đề kháng yếu. Vậy cốt lõi, để phòng chống bệnh tật chúng ta cần tập trung củng cố những năng lực đề kháng tự nhiên từ BÊN TRONG chính mình.
Căng thẳng lâu dài thúc đẩy tình trạng viêm cũng như mất cân bằng chức năng tế bào miễn dịch. Đặc biệt, căng thẳng tâm lý kéo dài có thể làm ức chế phản ứng miễn dịch ở trẻ em. Vì thế, chúng ta nên kiểm soát cảm xúc và giữ tâm thái luôn bình thản, mỉm cười. Đó là chìa khóa cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Những hoạt động giúp kiểm soát căng thẳng bao gồm: Thiền, tập thể dục, viết nhật ký, yoga và các thực hành chánh niệm khác. Ngoài ra, khi thấy mình đang ở tình trạng nghiêm trọng, các bạn cần gặp nhà tâm lý trị liệu, có thể trực tiếp hay gián tiếp.
Cơ thể thiếu nước có thể gây đau đầu, cản trở hoạt động thể chất, khả năng tập trung, tâm trạng, tiêu hóa cũng như chức năng tim và thận của chúng ta, tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Cách đơn giản để theo dõi tình trạng thiếu nước đó chính là tạo thói quen uống nước sau một quãng thời gian nhất định và đừng quên quan sát màu sắc nước tiểu. Hãy đảm bảo nó luôn có màu vàng nhạt và không có mùi khai.
Cần lưu ý là người lớn tuổi bắt đầu mất cảm giác thèm uống vì cơ thể họ không báo hiệu cơn khát đầy đủ. Vì thế, những người lớn tuổi cần uống nước thường xuyên hơn ngay cả khi không cảm thấy khát.
Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH) Hoa Kỳ, không có bằng chứng nào thể hiện việc sử dụng bất kỳ chất bổ sung nào để ngăn ngừa hoặc điều trị COVID-19. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các chất bổ sung có thể tăng cường phản ứng miễn dịch chung cho cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, bạn nên mua các chất bổ sung đã được kiểm nghiệm độc lập bởi ba tổ chức: Dược điển Hoa Kỳ-United States Pharmacopeia (USP), Trung tâm hợp tác về an toàn thực phẩm và nước uống của WHO-National Santination Foudation International (NSF) và ConsumerLab.
Mỗi cá nhân và gia đình mình hãy tự xây dựng những thói quen sống hợp vệ sinh mỗi ngày kể cả khi có dịch hay dịch đã đi qua như: Rửa tay thường xuyên (trước khi ăn, trước khi đưa tay lên mặt mũi mắt... và sau khi đi vệ sinh, sau khi đi ra ngoài về, sau khi bắt tay nhiều người hay thanh toán tiền, sau khi chăm sóc người ốm, sau khi cho sức vật ăn, sau khi hắt hơi xì mũi..).
Hạn chế tụ tập tiếp xúc nơi có mật độ người cao đặc biệt trong môi trường điều hòa như: Trung tâm mua sắm, tiệm tóc, bệnh viện, nhà hàng…
Tẩy giun sán định kỳ cho cả nhà 6 tháng/lần, súc họng, nhỏ mắt nhỏ mũi trước đi ngủ và sau khi ngủ dậy, không dùng chung bát đũa nước chấm, không ăn tiết canh hay các loại thịt chưa nấu chín kỹ, đeo khẩu trang khi ra ngoài nếu thấy mình sốt hay mệt mỏi, không khạc nhổ bừa bãi.
Khi chúng ta già đi, khả năng đáp ứng miễn dịch bị suy giảm kèm theo những bệnh lý mạn tính xuất hiện nhiều hơn, nhiễm trùng đường hô hấp, cúm, vi rút COVID-19 và đặc biệt viêm phổi là nguyên nhân gây Tu vong hàng đầu ở những người trên 65 tuổi trên toàn thế giới.
Một số nhà khoa học quan sát thấy rằng tuyến ức (tạo ra các tế bào bạch cầu gọi là tế bào lympho T có tác dụng chống nhiễm trùng) teo theo tuổi tác đã làm giảm khả năng sản xuất tế bào T, một tế bào miễn dịch giúp chống lại nhiễm trùng.
Mặt khác, chính việc giảm khả năng sản xuất các tế bào gốc tạo ra các tế bào miễn dịch từ tủy xương cũng góp phần làm người già tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thực tế, các nghiên cứu về vắc xin cúm đã chỉ ra rằng đối với những người trên 65 tuổi, vắc xin này kém hiệu quả hơn so với những người trẻ tuổi. Tuy vậy, việc tiêm phòng cúm và phế cầu (S.Pneumoniae) đã làm giảm đáng kể tỷ lệ ốm đau và Tu vong ở người lớn tuổi so với việc chúng ta không tiêm phòng.
Ngoài ra, dường như có mối liên hệ giữa dinh dưỡng và sự suy giảm miễn dịch ở người cao tuổi. Một dạng suy dinh dưỡng phổ biến ngay cả ở các nước giàu có gọi là "suy dinh dưỡng vi chất dinh dưỡng: Thiếu một số vitamin và khoáng vi lượng cần thiết" hay xảy ra ở người cao tuổi do họ thường ăn ít cũng như ít đa dạng trong chế độ ăn hằng ngày.
Bác sĩ Khánh cũng nhắn nhủ rằng: "Rất mong mỗi người, mỗi gia đình đều cùng nhau tìm hiểu cũng như áp dụng tốt các biện pháp trên đây để luôn được khỏe mạnh trước mọi mầm bệnh tật".
Thiên An
Chủ đề liên quan: