Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bác sĩ tiết lộ sai lầm lớn mọi người thường mắc khi đi tiểu, gây hại đáng kể cho sức khỏe

Các bác sĩ đã tiết lộ sai lầm lớn mà mọi người thường mắc phải khi đi tiểu. Thói quen này có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu gây đau đớn (UTIs), và thường là nguyên nhân làm tái phát tình trạng này.

Nhiễm trùng đường tiết niệu hay nhiễm trùng tiểu khiến bạn cảm thấy đau khi đi tiểu và muốn đi tiểu liên tục. Chúng thường không nghiêm trọng, nhưng tình trạng này có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Trong trường hợp nghiêm trọng, nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng thận.

Có nhiều cách để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, một trong số đó là đi tiểu đúng cách. Theo các bác sĩ, điều này là bởi nhiều người không làm sạch bàng quang đúng cách. Nếu bạn vội vàng khi đi tiểu, bạn có thể đang để lại một lượng nước tiểu đáng kể dẫn đến nguy cơ phát triển nhiễm trùng.

Nếu bạn vội vàng khi đi tiểu, bạn có thể đang để lại một lượng nước tiểu đáng kể dẫn đến nguy cơ phát triển nhiễm trùng.

Khi nước tiểu lưu lại trong bàng quang quá lâu, vi khuẩn có khả năng tích tụ, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tđường tiết niệu. Đồng thời, nếu bàng quang không được làm rỗng đúng cách, các cơ có thể căng ra và bị tổn thương, gây ra nhiều vấn đề hơn.

Một cách để giải quyết vấn đề này là sử dụng kỹ thuật đi tiểu 2 lần. Điều đó có nghĩa là bạn đi tiểu, sau đó hãy dừng lại một chút và đứng dậy, tiếp tục ngồi xuống và đi tiểu lại. Điều này sẽ giúp bạn thải ra một lượng nước tiểu đáng kể hơn nữa để làm sạch bàng quang.

Ngoài ra, bạn cần đảm bảo ngồi trên bồn cầu ở tư thế chính xác, hai đầu gối dang ra hai bên và nghiêng người về phía trước.Tuy nhiên bạn không được ngồi quá lâu khi đi tiểu hoặc đi vệ sinh. Điều này sẽ khiến cho sức khỏe vùng chậu bị ảnh hưởng.

Ngồi quá lâu sẽ làm suy yếu các cơ và khuyến khích nước tiểu chảy ra không liên tục và điều này cuối cùng có khả năng gây ra tiểu không kiểm soát hoặc thậm chí sa dạ con. Vì vậy hãy cố gắng giữ cho quá trình diễn ra ngắn gọn để tránh tổn thương lâu dài.

Một người bình thường cần đi tiểu khi bàng quang đầy 2/3, với lượng nước đến 600ml. Thông thường mọi người đi vệ sinh khoảng ba giờ một lần, tương đương khoảng 7 lần vào ban ngày.

Nếu bạn thấy mình đi tiểu thường xuyên hơn mức này, điều đó có thể báo hiệu rằng bạn đang tích trữ nước tiểu, thay vì đi tiểu đúng cách trong mỗi lần đi tiểu.

Bí tiểu là tình trạng bàng quang không thể làm rỗng bình thường và ảnh hưởng đến cả nam và nữ. Nó có thể là một tác dụng phụ của thuốc hoặc một vấn đề thần kinh do bệnh tiểu đường, sinh con hoặc đột quỵ. Bạn nên đi khám nếu không thể đi tiểu hoặc cảm thấy đau dữ dội ở bụng mỗi khi đi tiểu.

Bạn nên đi khám nếu không thể đi tiểu hoặc cảm thấy đau dữ dội ở bụng mỗi khi đi tiểu.

Mẹo để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Nếu bạn làm theo các bước sau, bạn ít có khả năng bị nhiễm trùng đường tiết niệu:

- Đảm bảo rằng bạn đã làm sạch bàng quang hoàn toàn mỗi khi đi tiểu

- Lau từ trước ra sau khi đi vệ sinh

- Luôn đi tiểu sau khi quan hệ để loại bỏ bất kỳ vi khuẩn nào có thể đã xâm nhập vào đường tiết niệu

- Mặc đồ lót bằng vải cotton, vừa vặn, rộng rãi để tránh bất kỳ kích ứng nào

- Uống nhiều nước để dễ dàng loại bỏ cặn bẩn trong bàng quang

- Chọn tắm vòi hoa sen thay vì tắm bồn, vi khuẩn có thể tồn tại trong nước và xâm nhập vào đường tiết niệu khi ở trong bồn tắm.

- Tránh sử dụng màng ngăn hoặc bao cao su có phủ chất diệt tinh trùng như một phương pháp ngừa thai.

Xem thêm:

Sau tiêm vaccine ai cũng đi xét nghiệm kháng thể, nhưng liệu bạn đã hiểu hết về nó?

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/bac-si-tiet-lo-sai-lam-lon-moi-nguoi-thuong-mac-khi-di-tieu-gay-hai-dang-ke-cho-suc-khoe-32371/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY