Cây thuốc quanh ta hôm nay

Bách kim, cây Thuốc lợi tiểu

Cây dùng nấu nước uống lợi tiểu, Thường lẫn lộn với thân cây Cù mạch Dianthus superbus l, có khi cũng gọi là Cù mạch

Bách kim - Erytharaea spicata Pers; Thuốc họ Long đờm - Gentianaceae.

Mô tả

Cây thảo cao 10 - 30cm, thân thẳng, phân nhánh từ gốc, hoặc bắt đầu từ giữa thân, có các nhánh đứng. Lá không cuống, bầu dục thuôn, dài 1,5 - 2,5cm, rộng 0,3 - 1,3cm và có 2 tai tròn ở gốc hầu như tù ở đầu. Hoa hồng không cuống hay gần như không cuống, thành bông kéo dài, thưa, nằm một bên, trên toàn thân hay chỉ ở nửa trên. Quả nang mảnh, hai van; hạt nhiều, rất nhỏ, gần như hình cầu, nhăn nheo.

Hoa tháng 4.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Erythraeae.

Nơi sống và thu hái

Cây của châu Âu, châu Phi. Phổ biến trong các ruộng bỏ hoang ở Ninh Bình.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Cây dùng nấu nước uống lợi tiểu. Thường lẫn lộn với thân cây Cù mạch - Dianthus superbus l, có khi cũng gọi là Cù mạch.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/bach-kim-cay-thuoc-loi-tieu/)

Chủ đề liên quan:

bách kim cây thuốc lợi tiểu

Tin cùng nội dung

  • Quả xanh cắt ra từng miếng, đun nóng trong canh hay nước chấm có chất nhầy thoát ra làm thức ăn đặc và có vị chua
  • Lá thường dùng để giải cảm cho ra mồ hôi, Tua rễ lợi tiểu mạnh, thường dùng chữa phù nề, cổ trướng do xơ gan, Mủ dùng chữa mụn nhọt
  • Ở Ân Độ, rễ được dùng làm Thuốc lợi tiểu, làm toát mồ hôi, Dịch lá cây được dùng đắp vào các vết thâm tím
  • Tràng hoa màu tím, màu xanh lơ hay trắng, chẻ tới gốc, 5 thuỳ hình trái xoan, 2 cánh tròn nhỏ hơn, Nhị 5, hình cong, dính ở đỉnh thành một cái vòng quanh nuốm
  • Cây phân bố ở Ân Độ, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc trong rừng hơi ẩm, thuộc một số tỉnh phía Nam như Tây Ninh, Sông Bé
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY