Ngủ ngáy là nguyên nhân hàng đầu gây ngưng thở khi ngủ (OSA và tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả vấn đề về tim mạch.
Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Brazil được công bố trên tạp chí Chest của Hiệp hội bác sĩ lồng ngực của Mỹ, đã ghi lại tổng số lần ngáy và cường độ của âm thanh tiếng ngáy của 22 đàn ông và 17 phụ nữ.
Ảnh minh họa |
Những người tham gia nghiên cứu được chia thành 2 nhóm. Một nhóm đã được hướng dẫn để sử dụng dải băng cằm, thực hành các bài tập thở sâu, và xịt mũi 3 lần một.
Nhóm còn lại vẫn phải vệ sinh sạch sẽ hốc mũi 3 lần một ngày (để làm sạch bất kỳ chất nhầy nào ngăn chặn đường dẫn khí gây nên triệu chứng ngáy), đồng thời họ cũng phải thực hiện bài tập trong khoảng 8 phút với lưỡi và vòm miệng 3 lần một ngày.
Những người tham gia nghiên cứu phải kiểm tra mỗi lần một tuần để chắc chắn rằng, họ đang thực hiện các bài tập của mình một cách chính xác và sau đó tiếng ngáy của tất cả mọi người được đo lại một lần nữa sau 3 tháng. Chỉ có những người tập được hưởng lợi ích từ việc giảm ngáy: tần số tiếng ngáy giảm 36% và cường độ của âm thanh giảm 59%.
Dưới đây là những bài tập mà họ đã thực hiện và giúp cải thiện đáng kể tình trạng ngủ ngáy:
1. Đẩy đầu lưỡi về phía vòm miệng và sau đó đẩy nó quay trở lại. Thực hiện động tác 20 lần.
2. Hút lưỡi lên phía trên vòm miệng. Thực hiện 20 lần.
3. Đẩy mặt dưới lưỡi xuống trong khi vẫn giữ phần đầu lưỡi chạm vào bên trong của răng cửa. Thực hiện động tác 20 lần.
4. Nâng vòm miệng và lưỡi gà 20 lần.
5. Sử dụng ngón tay trỏ nhấn cơ má cách xa răng 10 lần mỗi bên.
6. Khi đang ăn, cắn xuống, sau đó nâng lưỡi sát lên vòm miệng khi nuốt, mà không thắt chặt các cơ bắp ở phần má.
Cũng giống như với bất kỳ bài tập nào, nếu bạn không kiên trì, bạn sẽ không đạt được kết quả mong muốn.
Xịt mũi 3 lần/ ngày cũng là cách mà bạn nên làm để giảm khó chịu như viêm xoang, nó cũng góp phần làm bạn ngủ ngáy.
Song Nữ
Theo chuyên đề SKGĐ
Chủ đề liên quan: