Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bấm huyệt chữa đầy hơi, táo bón và đau dạ dày

Bấm huyệt là một kỹ thuật sử dụng ngón tay, lòng bàn tay, khuỷu tay, bàn chân hoặc các thiết bị cụ thể để tạo áp lực lên các điểm quan trọng khác nhau của cơ thể.

Theo Đông y, bấm huyệt nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, thể lực và sự ổn định của cơ thể bằng cách điều chỉnh các lực đối lập của âm (năng lượng âm) và dương (năng lượng dương). Nghệ thuật chữa bệnh cổ xưa này giúp kích thích khả năng tự chữa bệnh tự nhiên của cơ thể. Nó rất hữu ích cho các bệnh liên quan đến căng thẳng và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Bấm huyệt giúp giảm đau và cải thiện sức khỏe tổng thể và khôi phục sự cân bằng trong cơ thể

Bấm huyệt bàn tay và bàn chân là một phương pháp có thể được thực hiện tại nhà. Các điểm áp lực trong cơ thể cực kỳ nhạy cảm và có thể giúp kích thích cơ thể giảm đau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác động tích cực khi chạm vào các điểm áp lực này của cơ thể. Nó giúp giảm đau và cải thiện sức khỏe tổng thể và khôi phục sự cân bằng trong cơ thể. 

Dưới đây là 5 điểm bấm huyệt chính giúp xoa dịu các vấn đề về dạ dày như đầy hơi, chướng bụng, táo bón,.... 

Các điểm bấm huyệt giúp ích khí và tiêu hơi 

Không nhất thiết phải đến trung tâm hay phòng khám để bấm huyệt. Bạn có thể tự thực hiện nhưng đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn. Các điểm bấm huyệt nằm trên khắp cơ thể của chúng ta và được gọi là kinh lạc hoặc đường khí huyết. Mỗi kinh lạc trong cơ thể đại diện cho cơ quan nội tạng nằm ở đó. Mỗi điểm huyệt được đặt tên theo vị trí của nó dọc theo kinh lạc. 

Day ấn trên các huyệt đạo này giúp giải phóng khí bị mắc kẹt và giảm đầy hơi, đồng thời có thể giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa nói chung. 

1. Khí hải (CV6): Điểm này giúp ích cho các cơ quan vùng bụng dưới, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. 

Huyệt Khí hải

Vị trí: Ở bụng dưới, dưới trung tâm rốn 3cm, trên đường giữa trước.

Cách thực hiện: Đặt hai đến ba ngón tay vào vị trí điểm. Sau đó, nhẹ nhàng di chuyển các ngón tay của bạn theo chuyển động tròn. Đảm bảo không ấn quá mạnh và tiếp tục xoa bóp trong 2-3 phút. 

2. Huyệt Tam âm giao (SP6): SP6 nằm trên kinh lạc lá lách và có ảnh hưởng đến các cơ quan vùng bụng dưới và hệ thần kinh phó giao cảm. 

Huyệt Tâm giao

Vị trí: Điểm này nằm ở mặt trong của chân, ngay trên mắt cá chân. 

Cách thực hiện: Đặt một đến hai ngón tay vào huyệt SP6. Di chuyển các ngón tay theo chuyển động tròn bằng lực nhẹ nhàng, ấn mạnh và xoa bóp trong 2-3 phút và lặp lại ở chân còn lại. 

3. Huyệt Vị dụ (BL21): Nằm trên kinh lạc bàng quang, BL21 có thể giúp giảm đau bụng và rối loạn tiêu hóa. 

Vị trí: Dưới gai sống lưng 12, đo ngang ra 1, 5 thốn. 

Cách thực hiện: Đặt một đến hai ngón tay lên điểm đó và ấn nhẹ nhàng theo chuyển động tròn. Mát xa trong 1-2 phút. 

Lưu ý: Không xoa bóp điểm này nếu bạn có các vấn đề như trượt đĩa đệm hoặc yếu cột sống. 

4. Huyệt Trung Quản (CV12): Điểm này có thể trợ giúp cho các cơ quan ở bụng trên và các cơ quan tạng thuộc dương, bao gồm bàng quang và túi mật, dạ dày, ruột non, ruột già.

Huyệt Vị dụ

 Vị trí: Ở bụng trên, trên trung tâm rốn khoảng 8cm.  

Cách thực hiện: Đặt hai đến ba ngón tay lên huyệt và ấn nhẹ nhàng theo chuyển động tròn và massage trong 2-3 phút. 

5. Huyệt Túc tam lý (ST36): Điểm này được kết nối với hệ thống thần kinh đối giao cảm và bụng trên và nằm dưới xương bánh chè khoảng 6cm. 

Cách thực hiện: Đặt hai ngón tay lên điểm này và nhẹ nhàng di chuyển các ngón tay theo chuyển động tròn. Xoa bóp trong 2-3 phút và lặp lại ở chân còn lại.

Bấm huyệt giải phóng căng thẳng làm tăng tuần hoàn và giảm đau. Vì vậy, khi mắc các vấn đề về tiêu hóa, thay vì dùng thuốc Tây bạn có thể tìm đến phương pháp bấm huyệt.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/bam-huyet-chua-day-hoi-tao-bon-va-dau-da-day-30056/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY