Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bạn đã biết hết những bí mật của dạ dày?

Bạn sẽ vô cùng bất ngờ nếu biết những bí mật sau đây của dạ dày.

1. Bạn vẫn sống nếu cắt đi dạ dày

Bạn sẽ chết ngay lập tức nếu thiếu 1 quả tim. Nhưng bạn vẫn có thể sống dù dạ dày có thể bị cắt bỏ.

2. Nhiệm vụ chính của dạ dày không phải là tiêu hóa thức ăn

Bạn nghĩ rằng nhiệm vụ chính của dạ dày là tiêu hóa tất cả những gì mà bạn ăn vào. Thực tế là chỉ có một phần nhỏ quá trình tiêu hóa là diễn ra ở dạ dày thôi, phần lớn thì diễn ra ở ruột non. Dạ dày chỉ hỗ trợ ruột non bằng cách phân giải thực phẩm thành những miếng nhỏ hơn.

Ảnh minh họa

3. Vậy thức ăn tiêu hóa như thế nào khi cắt đi dạ dày?

Khi dạ dày bị cắt bỏ hoàn toàn, bác sĩ sẽ nối thẳng thực quản tới ruột non. Lúc này, tất cả thức ăn sẽ đi vào ruột non để được tiêu hóa. Như vậy ruột non sẽ phải làm việc khá vất vả vì chẳng còn dạ dày giúp nó nghiền nhỏ thức ăn nữa.

4. “Axit dạ dày” có sức hủy hoại ghê gớm

Dạ dày có thể tiết axit, vậy đó là axit gì. HCL - một loại axit đậm đặc có khả năng ăn mòn xương và kim loại. Mỗi ngày dạ dày tiết 3 lít HCL. Nếu nhỏ 1 giọt axit dạ dày này vào lòng bàn tay thì cơ thịt, xương và da của bạn sẽ tan ra ngay.

5. Nhưng tại sao dạ dày vẫn không bị bào mòn bởi axit

Nếu axit có tính chất ăn mòn khủng khiếp như vậy, tại sao dạ dày và các bộ phận khác không bị mục rỗng? Lý do là vì trong dạ dày có một lớp màng nhầy gọi là niêm mạc dạ dày.

Niêm mạc này có 2 loại tế bào: tế bào vách và tế bào hình đài. Tế bào vách làm nhiệm vụ tiết axit HCL. Còn tế bào hình đài sản xuất ra chất nhầy bao phủ toàn bộ niêm mạc dạ dày. Chất nhầy này miễn nhiễm với axit, do đó, dạ dày hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi HCL.

6. Dạ dày còn có thể chống lại mầm bệnh

Nghiền nhỏ thức ăn không phải là công năng duy nhất của dạ dày, nó còn là phòng tuyến đầu tiên của cơ thể để chống lại các mầm bệnh nguy hiểm trong thức ăn. Dạ dày làm điều này bằng cách tiết ra các axit với mục đích tiêu diệt những mầm bệnh có hại cho sức khỏe.

7. Khi bạn đỏ mặt thì dạ dày của bạn cũng “mặt đỏ”

Lí do khiến niêm mạc dạ dày chuyển sang màu đỏ là vì máu lưu thông về đây tăng lên. Điều này do hệ thống thần kinh giao cảm tác động. Khi bạn rơi vào tình huống phải đỏ mặt, lượng adrenaline trong cơ thể sẽ tăng lên. Nhiệm vụ của adrenaline là làm giãn nở các mạch máu để giúp tăng quá trình chuyển máu và oxi. Vì thế, khi bạn đỏ mặt, sẽ xuất hiện nhiều máu hơn trong mạch máu ở niêm mạc dạ dày, khiến nó chuyển sang màu đỏ.

Ảnh minh họa

8. Động vật có dạ dày sẽ thông minh hơn

Nhiệm vụ của dạ dày là tiền tiêu hóa thức ăn. Hoạt động tiền tiêu hóa thức ăn giải phóng nhiều năng lượng để não sử dụng và cũng để cơ thể di chuyển đi lại. Điều này lí giải tại sao những động vật không có dạ dày thì kém thông minh hơn động vật có dạ dày.

Hơn nữa, động vật không có dạ dày thì di chuyển ít hơn so với động vật có dạ dày. Giun tròn và quái vật rồng 9 đầu trong truyền thuyết là những ví dụ về động vật không có dạ dày.

9. Khi nào dạ dày phát ra tiếng

Đôi khi chúng ta nghe thấy dạ dày kêu ọc ọc. Đó là lúc dạ dày cần thức ăn để tiêu hóa. Nhưng đây thực chất chỉ là hoạt động đẩy thức ăn từ thực quản xuống dạ dày vào trong ruột non. Hoạt động này có tên gọi là sự nhu động. Âm thanh phát ra từ thành dạ dày và thành ruột non. Âm thanh này sẽ lớn hơn khi dạ dày trống rỗng.

Ảnh minh họa

10. Người không có dạ dày sẽ dễ đói hơn

Điều này dẫn tới một thực tế là những người bị cắt bỏ dạ dày thì thường kém linh hoạt hơn nhiều so với người thường. Bên cạnh đó, vì dạ dày có khả năng chứa tới 1,5 lít nước uống và thức ăn, người không có dạ dày sẽ hay bị đói hơn.

11. Người gầy không hẳn là có dạ dày nhỏ hơn người béo

Nếu người gầy ăn ít hơn người béo, đó là do họ có bộ điều nhiệt thức ăn khác nhau. Đây là cơ chế mà dạ dày dùng để báo cho não biết là nó đã no và không cần thêm thức ăn.

12. “Trồng cây chuối” không thể đẩy thức ăn ra ngoài

Nếu bạn “trồng cây chuối” khi đang ăn hoặc sau khi ăn xong, thức ăn sẽ chẳng bao giờ rớt ra khỏi dạ dày và trào ra ngoài miệng như nhiều người vẫn nghĩ. Bởi vì cơ chế nhu động sẽ ngăn cản tình trạng này. Cơ chế này chỉ xảy ra theo một hướng duy nhất, từ thực quản xuống dạ dày và từ dạ dày xuống ruột non, không có hướng ngược lại. Trọng lực hoàn toàn thất thế trong trường hợp này.

13. Ợ sẽ đẩy không khí từ dạ dày ra ngoài

Mỗi khi chúng ta uống nước có ga hoặc ăn thức ăn, một chút không khí sẽ đi thẳng xuống dạ dày. Ợ hơi là cách dễ nhất để đẩy lượng không khí này ra ngoài.

Tiểu Bùi

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/ban-da-biet-het-nhung-bi-mat-cua-da-day-23594/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY