Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bạn đã hiểu đúng về rò hậu môn ở trẻ sơ sinh?

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh là tình trạng rất thường gặp và có thể gây nên ung thư nếu bố mẹ không có những phát hiện kịp thời. Vậy khi nào biết bé bị rò hậu môn

1. Khi nào biết bé bị rò hậu môn?

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh là một khối sưng, đau, mưng mủ nằm ở vùng quanh hậu môn, còn được gọi là apxe hậu môn. Lâu dần các ung nhọt mưng mủ này sẽ phá miệng ra các vùng niêm mạc gần hậu môn và hình thành lỗ rò.

Dưới đây là những biểu hiện rò hậu môn ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ nên biết:

+ Xung quanh hậu môn sẽ xuất hiện những khối sưng hoặc cứng, mưng mủ. Có khi sẽ có hiện tượng chảy nước vàng và chảy mủ dễ dàng nhận thấy ở tã của trẻ. Những khối sưng này này thường tái đi tái lại nhiều lần.

+ Trẻ thường bị đau, sốt, ngứa hậu môn...

+ Trẻ thường quấy khóc do những cơn đau của mình khi nằm, ngồi…

Khi bị rò hậu môn, trẻ thường quấy khóc khó chịu

Bởi vì những biểu hiện rò hậu môn ở trẻ sơ sinh rất dễ bị nhẫm lần sang nhiều bệnh khác. Vì vậy bố mẹ cần phải nắm được những thông tin cần thiết về căn bệnh này. Việc phát hiện và điều trị rò hậu môn sớm cho con là vô cùng quan trọng bởi nếu để lâu, bệnh có thể chuyển thanh ung thư vô cùng nguy hiểm.

2. Nguyên nhân rò hậu môn ở trẻ sơ sinh

Vệ sinh không cẩn thận: hậu môn trẻ sơ sinh vốn rất mỏng manh, dễ tổn thương, vì vậy việc vệ sinh không đúng cách hoặc quá mạnh có thể làm cho hậu môn của trẻ bị nhiễm trùng, hình thành apxe và lâu dần thành những lỗ rò trên hậu môn.

Do apxe hậu môn: apxe hậu môn ban đầu sẽ là những bọng mủ ở hậu môn của trẻ, nhưng nếu bố mẹ chủ quan không đưa trẻ đi khám chữa sớm, apxe sẽ lan rộng, vỡ ra, hình thành lỗ rò ở hậu môn của trẻ.

Sức đề kháng yếu: do chỉ mới tiếp xúc với môi trường bên ngoài, cơ thể còn non yếu, sức đề kháng kém nên cơ thể trẻ rất dễ bị sự tấn công của các vi khuẩn lên vùng hậu môn, gây nên rò hậu môn.

Do bẩm sinh: hậu môn của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, các xoang tuyến hậu môn dễ bị tắc nghẽn gây ứ đọng phân, dần dần kéo theo hiện tượng nhiễm trùng, tạo thành ổ apxe, áp xe vỡ ra sẽ tạo thành lỗ rò.

Táo bón: Hiện tượng táo bón lâu ngày, rặn mạnh khi đi đại tiện cũng là nguyên nhân khiến hậu môn bị rách và dễ bị rò hậu môn ở trẻ.

Táo bón ở trẻ nếu diễn ra thường xuyên sẽ dẫn đến rò hậu môn

3. Điều trị rò hậu môn ở trẻ

Bởi vì vùng hậu môn là vùng da nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương nên việc điều trị rò hậu môn cho trẻ cũng phải hết sức cẩn thận.

Nếu nhận thấy những biểu hiện rò hậu môn ở trẻ, bố mẹ tuyệt đối không nên tự ý điều trị cho trẻ tại nhà mà hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Thông thường với bệnh rò hậu môn bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để lấy hết mô viêm. Trong trường hợp trẻ còn quá nhỏ bác sĩ sẽ cho dùng thuốc để tránh tình trạng viêm tấy mủ cho đế khi rò bớt sưng rồi mới tiến hành phẫu thuật.

Để chăm sóc trẻ bị rò hậu môn, bố mẹ cần vệ sinh cho trẻ thường xuyên ở vùng hậu môn bằng nước muối. Sau khi phẫu thuật, có thể dùng thuốc sát trùng betadin pha loãng để vệ sinh vết mổ.

Những thông tin trên chắc hẳn đã giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về những biểu hiện rò hậu môn ở trẻ sơ sinh để chuẩn bị kiến thức cho mình cũng như có thể dễ dàng phát hiện bệnh ở con để điều trị kịp thời. Bệnh rò hậu môn sẽ không quá nguy hiểm nếu bố mẹ phát hiện sớm và điều trị đúng hướng. Vì thế, hãy luôn theo dõi con và đừng chủ quan ở bất kì biểu hiện gì, và đưa con đến gặp các bác sĩ sớm nhất để dễ dàng hơn trong việc điều trị.

Quỳnh Như

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/ban-da-hieu-dung-ve-ro-hau-mon-o-tre-so-sinh-25501/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY