Trước khi tìm câu trả lời cho hai câu hỏi: “vì sao ta cơ thể ta cần một giấc ngủ trưa?” và “vì sao giấc ngủ trưa chỉ nên diễn ra trong thời gian ngắn”, ta sẽ tìm hiểu về chu kỳ giấc ngủ của mỗi người trước nhé!
Theo như chia sẻ của các chuyên gia, chu kỳ giấc ngủ của một người khỏe mạnh sẽ phải trải qua 5 giai đoạn ngủ khác nhau, mỗi giai đoạn trong chu kỳ đó thường kéo dài từ 90 - 110 phút.
Ở giữa khoảng giai đoạn 3, tức là khi cơ thể đã chuẩn bị chìm vào chế độ giấc ngủ REM, trong não bộ sẽ giải phóng các chất hóa học vào máu và trải qua những thay đổi trong hoạt động điện não khiến cơ thể ngủ sâu hơn, và khi này não bộ sẽ hoạt động chức năng ghi nhớ và lọc thông tin suốt cả ngày, từ đó tạo ra những giấc mơ. Những thay đổi trên giúp cơ thể không phản ứng với các kích thích bên ngoài, điều này thường giúp bạn ngủ ngon suốt đêm.
Tuy nhiên, quay trở lại với giấc ngủ trưa của chúng ta, nếu bạn thực hiện chu kỳ này vào buổi sáng, nó sẽ gây ra một số bất lợi cho sức khỏe, tình thần và não bộ. Nguyên nhân được lý giải rằng, việc đi quá sâu vào chu kỳ giấc ngủ và trải qua ra những thay đổi đó có thể khiến bạn cảm thấy chệnh choạng và mất phương hướng khi thức dậy, vì cơ thể đã bắt đầu chuẩn bị cho bạn giấc ngủ sâu hơn.
Chính vì vậy, để cơ thể không phải chật vật cho việc thoát ra khỏi “cơn buồn ngủ”, bạn chỉ nên để bản thân chìm vào giai đoạn ngủ “nông”, tức là giai đoạn 1 và 2 của chu kỳ ngủ. Tùy thuộc vào mỗi người mà sẽ có thời lượng khác nhau cho việc ngủ trưa, nhưng thời gian hoàn hảo nhất để cơ thể bạn được nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng sau nửa ngày đầu lao động mệt mỏi sẽ là 15 - 30 phút. Một số ít người có giấc ngủ trưa ngắn hơn một chút - khoảng 10 phút, hoặc dài hơn một chút - khoảng 40 phút.
Để có thể xác định thời lượng phù hợp cho giấc ngủ trưa của mỗi người còn tùy thuộc vào những lần thử, vì vậy, bạn nên thử đặt nhiều khung thời gian khác nhau, ví dụ ngủ trong 15 - 20 - 25 - 30 phút chẳng hạn, và sau khi biết được thời gian phù hợp với mình bằng cách thức dậy mà không mệt mỏi hoặc uể oải, bạn có thể sử dụng thời gian đó để lập kế hoạch cho những giấc ngủ trưa của mình trong thời gian tới.
|
Giấc ngủ trưa lành mạnh chỉ nên kéo dài trong 15 - 30 phút để cơ thể được hồi phục một cách tốt nhất (Ảnh: Internet) |
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, một giấc ngủ trưa sẽ mang lại cho bạn cực nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, như:
- Lấy lại tinh thần sau nửa ngày làm việc: Một giấc ngủ trưa sẽ khiến cho tinh thần được thoải mái, giải tỏa mọi áp lực và mệt mỏi. Nguồn năng lượng sẽ được tiếp thêm sẵn sàng cho buổi chiều làm việc mới. Nếu bạn bỏ qua thời gian ngủ trưa thì buổi làm việc tiếp theo mệt mỏi, cơ thể trong trạng thái uể oải, kém tập trung và mang lại hiệu quả thấp.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh: Sau bữa cơm trưa sẽ là giấc ngủ trưa, để cơ thể có thời gian để nghỉ ngơi, giải tỏa những mệt mỏi, áp lực của buổi sáng. Nếu bạn bỏ qua khoảng thời gian nghỉ ngơi mà bắt đầu học tập, làm việc luôn thì sẽ gây hại cho đường tiêu hóa, xuất hiện cảm giác đau đầu, mất ngủ,… thậm chí có thể gây tê liệt trí não và các cơ.
- Não bộ nghỉ ngơi: Lợi ích của giấc ngủ trưa không thể không kể đến đó là liều thuốc hữu hiệu cho não bộ. Trong khoảng thời gian này, não bộ được nghỉ ngơi, nhằm đảm bảo cho sự giải tỏa những mệt mỏi của học tập, công việc. Theo nghiên cứu cho thấy, một giấc ngủ trưa dù ngắn nhưng sẽ đem lại sự tỉnh táo, tập trung hơn gấp nhiều lần so với việc sử dụng cà phê hoặc trà.
Trên đây là những chia sẻ về xung quanh vấn đề vì sao giấc ngủ trưa lại quan trọng với ta, lợi ích của nó là gì và giấc ngủ trưa nên diễn ra trong bao lâu thì sẽ tốt nhất, mỗi người hãy chủ động bảo vệ sức khỏe và duy trì một chế độ ngủ trưa khoa học, hợp lý để đảm bảo quá trình học tập, làm việc có hiệu quả.
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: