Câu chuyện bán sách giáo khoa trong trường với kiểu “bia kèm lạc” nhưng “bia” (sách giáo khoa) ít mà “lạc” (sách bổ trợ) nhiều vẫn đang nhận được sự quan tâm của nhiều bạn đọc.
Loạn sách tham khảo (Ảnh minh họa: Báo Thanh tra). |
Từ thực tế giảng dạy bậc tiểu học, tôi và đồng nghiệp của mình thấy rằng không phải sách bổ trợ nào cũng lãng phí mà có những cuốn sách rất cần thiết cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh.
Trước đây, 2 cuốn vở bài tập toán và tiếng Việt là 2 cuốn vở đi kèm với 2 môn học toán và tiếng Việt trong chương trình hiện hành. Sau khi học sinh đã học phần lý thuyết trong sách giáo khoa, giáo viên sẽ cho các em luyện tập thực hành ngay trong 2 cuốn vở này.
Ưu điểm của , giúp thầy cô sẽ khảo sát nhanh và hiệu quả tiết dạy của mình vừa triển khai, để từ đó biết cách điều tiết lại phương pháp dạy của mình sao cho phù hợp.
Thời gian sau này, nhiều sở giáo dục đã chỉ đạo nên cho học sinh làm trực tiếp bài tập vào vở ô ly để rèn thêm chữ viết và cách trình bày.
Hai cuốn vở bài tập toán và bài tập tiếng Việt trở thành sách tham khảo cho học sinh. Vì thế, phụ huynh nào muốn kèm thêm cho con ở nhà thì mua, không thích thì thôi.
Nhưng với trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày thì 2 cuốn vở bài tập này lại vô cùng cần thiết cho học sinh.
|
Ngoài 2 cuốn vở bài tập toán, tiếng Việt thì không ít trường học lại buộc học sinh mua những cuốn vở bổ trợ mà biết trước học sinh không dùng hoặc rất ít dùng đến. Điển hình như cuốn vở luyện viết vì các em đã có cuốn vở tập viết trong chương trình chính khóa.
Ngay cuốn tập viết của chương trình chính khóa viết còn không hết thì thời gian nào để các em viết vở luyện viết? Thế là, những cuốn vở luyện viết chỉ viết vài ba dòng là bỏ phí.
Ví như những cuốn sách: luyện tập tiếng Việt; luyện tập toán; vở bài tập khoa học; vở bài tập lịch sử-địa lý; để học tốt môn toán; để học tốt tiếng Việt; cùng em học toán; cùng em học tiếng Việt; giáo dục quyền và bổn phận của học sinh; giáo dục vốn sống…
|
Khi nhìn thấy hết năm học rồi nhưng nhiều cuốn sách tham khảo vẫn còn mới nguyên trên kệ, khi được hỏi:
“Nhà trường bán nguyên bộ như thế nên mua, chứ con học cả ngày trên trường, chiều muộn học thêm nhà thầy cô, tối về học lại bài thì thời gian đâu mà làm thêm nữa?”.
Nếu cứ nói hoa hồng bán sách chảy vào túi hiệu trưởng thì cũng tội cho nhiều người vì đôi khi họ không được ăn mà chỉ là người “đổ vỏ” mới tội.
Gần cuối năm, có trường nhận được văn bản triển khai bán sách giáo khoa, có trường lại nhận được chỉ đạo miệng. Một hiệu trưởng tiểu học cho biết: “Nghe cũng ch*t mà không nghe cũng ch*t”.
Nghe chỉ đạo bán sách thì phật lòng phụ huynh và bị mang tiếng vì hoa hồng nên ép học sinh mua sách. Không nghe lệnh trên thì coi chừng bị luân chuyển đến những trường xa nhà, khó khăn hơn.
Một số nhà sách tiết lộ mức hoa hồng chi cho việc bán sách bổ trợ đôi khi lên đến 44-55%. Một món tiền hấp dẫn, hời như thế bỏ qua thì tiếc lắm.
Người nhận hoa hồng khủng chẳng phải mất một đồng vốn, chẳng phải bỏ công ngồi bán, chẳng phải dùng lời để thuyết phục hay vận động mà chỉ cần một cái văn bản, một vài cuộc điện thoại là có quyền ung dung ngồi đếm tiền.
Đây chính là lý do vì sao chuyện bán sách giáo khoa, chuyện ép trò mua sách bổ trợ bị lên án nhiều nhưng tình trạng này vẫn không thể chấm dứt.