Bệnh học và điều trị đông y hôm nay

Băng lậu: huyết ở *m đ*o ra nhiều hoặc lai rai không dứt

Băng lậu có cùng gốc nhưng thể hiện chứng trạng có khác nhau, nếu băng lậu lâu ngày không cầm, thế bệnh nặng dần sinh ra băng

Lâm sàng băng lậu

Trong thời gian không phải hành kinh mà huyết ở *m đ*o ra nhiều hoặc xuống lai rai không dứt, gọi là Băng lậu. Bao gồm 2 chứng chính: Huyết băng và Kinh băng.

Băng: là huyết đột nhiên xòa xuống như dội nước.

Lậu: là huyết chảy rỉ rả mãi không dứt.

Băng lậu có cùng gốc nhưng thể hiện chứng trạng có khác nhau, nếu băng lậu lâu ngày không cầm, thế bệnh nặng dần sinh ra băng. Băng lậu có quan hệ nhân quả mật thiết với nhau nên không tách rời được.

Bệnh danh: Băng lậu, Rong huyết, Băng trung lậu hạ.

Nguyên nhân: Cơ chế chính là do tổn thương 2 mạch Xung Nhâm, không cố nhiếp huyết được, phần nhiều là do hư hàn, hư nhiệt, thấp nhiệt, huyết ứ, khí uất. Các thể lâm sàng:

Thể Hư hàn

Thiên về Huyết hư:

Băng lậu lâu ngày không bớt, màu huyết trong nhợt.

Mỏi yếu đùi thắt lưng, bụng dưới đau.

Thiên về Khí hư:

Băng lậu lâu ngày không khỏi, có từng cơn bất chợt băng huyết dữ dội hoặc rỉ rả không cầm. Màu huyết hồng nhạt, trong.

Mệt mỏi, đoản khí, không muốn ăn, lưỡi nhạt, rêu mỏng mà nhuận. Mạch hư đại hoặc tế nhược.

Thiên về Khí Huyết đều hư:

Băng lậu lâu ngày không hết, cơ thể suy kiệt kèm chứng trạng khí huyết lưỡng hư.

Thiên về Hàn:

Băng lậu lâu ngày như nước đậu.

Bụng dưới lạnh đau, sợ lạnh, chóng mặt, mỏi thắt lưng, tiêu lỏng.

Sắc mặt xanh bạc ánh vàng, thân thể khô gầy. Mạch trầm trì mà khẩn.

Thiên về Thận dương hư:

Đới hạ liên miên không dứt, ngũ canh tả, tiểu dầm hoặc tiểu nhiều lần.

Sắc mặt xạm tối, chi lạnh yếu, đau lưng đùi.

Lưỡi sậm nhợt, rêu mỏng bạc. Mạch vi trầm trì.

Thể Hư quá muốn thoát:

Băng huyết ồ ạt, chóng mặt, vã mồ hôi, bất an.

Sắc mặt tối, miệng há mắt trợn, chi lạnh, thở yếu, thần thức tối tăm mơ hồ. Mạch vi tế muốn tuyệt.

Thể Hư nhiệt

Thiên về Huyết hư:

Băng lậu lâu ngày không bớt, sắc tím lượng nhiều kèm triệu chứng hư nhiệt. Mạch tế sác.

Kèm Thận âm hư:

Băng lậu nhiều vào lúc chiều tối, sắc hồng thắm. Người gầy da khô, gò má đỏ, chóng mặt, ù tai, cổ họng khô đau, miệng lưỡi lở nứt, đau răng.

Sốt chiều, mệt, lòng bàn tay nóng. Khó ngủ, mộng mị, lưng gối đau, mềm nhũn, táo bón, tiểu vàng sẻn. Lưỡi đỏ nứt. Mạch hư sác, bộ xích hư đại.

Thể Thấp nhiệt

Thiên về Thấp:

Băng lậu huyết ra nhiều, chất nhờn, tinh thần mê mệt, nặng nề, đầu căng, ngực bụng đầy tức.

Mắt mặt sưng, mí mắt nặng. Sắc da vàng sẫm hơi lẫn với sắc hồng. Miệng nhớt, ăn kém, tiêu lỏng, tiểu sẻn. Rêu lưỡi trắng nhớt, hơi vàng. Mạch nhu hoạt.

Thiên về Nhiệt:

Băng lậu huyết ra nhiều, sắc tím sẫm hồng đặc, dính, mùi hôi tanh, bụng dưới đau nóng, đè đau hơn.

Sắc mặt nhờn, ẩm mồ hôi, miệng đắng nhớt, bứt rứt, khó ngủ, tiêu bón hoặc lỏng, tiểu vàng sẻn đỏ. Lưỡi hồng đỏ, rêu lưỡi khô vàng. Mạch hoạt sác.

Thể Huyết hư

Huyết lậu rỉ ít, sắc tím thành cục, bụng dưới đau, lưỡi tím sẫm. Mạch trầm sác.

Thể Khí uất

Do kinh nguyệt đi sai kỳ tạo thành chứng Băng lậu.

Sắc huyết màu tím, có cục. Lưỡi nhợt. Mạch huyền sác.

Điều trị băng lậu bằng Thu*c y học cổ truyền

Hư hàn

Thiên về Huyết hư:

Phép trị: Dưỡng huyết cố sáp.

Bài Thu*c sử dụng:

Bài Giao ngải thang (trích Kim quỹ yếu lược) gồm Thục địa 20g, Xuyên khung 12g, Đương quy 12g, Bạch thược 16g, Ngải diệp 12g, Cam thảo 12g, A giao 8g, Bào khương 4g.

Phân tích bài Thu*c:

Vị Thu*c

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Thục địa

Tư âm, bổ thận, dưỡng huyết

Quân

Xuyên khung

Hoạt huyết, chỉ thống

Quân

Đương quy

Bổ huyết, dưỡng huyết

Quân

Bạch thược

Dưỡng huyết, chỉ thống

Thần

A giao

Tư âm, dưỡng huyết, chỉ huyết

Thần

Ngải diệp

Điều hòa khí huyết, điều kinh, chỉ thống

Bào khương

Ôn trung, thông mạch

Cam thảo

Ôn trung, hòa vị

Thần - Sứ

Thiên về Khí hư:

Phép trị: Thăng dương ích khí.

Bài Thu*c sử dụng:

Bài Bổ trung ích khí (xem Thống kinh).

Thiên về Hàn:

Phép trị: Ôn kinh, nhiếp huyết.

Bài Thu*c sử dụng:

Bài Phục long can tán (trích Hòa tễ cục phương) gồm Xuyên khung 12g, Đương quy (sao) 8g, Thục địa 16g, Quế nhục 8g, Can khương 8g, Ngải diệp 12g, Chích thảo 6g, Mạch môn 12g, Phục long can 12g.

Phân tích bài Thu*c:

Vị Thu*c

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Xuyên khung

Hoạt huyết, chỉ thống

Thần

Đương quy

Dưỡng huyết, hoạt huyết

Thần

Thục địa

Bổ huyết, dưỡng huyết, bổ thận

Thần

Can khương

Trợ dương, trừ hàn, chỉ thống, chỉ huyết

Nhục quế

Ôn kinh trừ hàn, bổ mệnh môn tướng hỏa

Quân

Ngải diệp

Điều hòa khí huyết, điều kinh chỉ thống

Quân

Mạch môn

Nhuận phế, sinh tân dịch

Phục long can
(Đất lòng bếp)

Ôn kinh, chỉ huyết

Quân

Cam thảo

Ôn trung, hòa vị

Sứ

Thiên Thận dương hư:

Phép trị: Bổ thận dương.

Bài Thu*c sử dụng:

Bài Lộc nhung tán gồm Lộc nhung 12g, A giao 12g, Ô tặc cốt 8g, Đương quy 8g, Bồ hoàng 4g.

Phân tích bài Thu*c:

Vị Thu*c

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Lộc nhung

Bổ thận dương, bổ tinh huyết

Quân

A giao

Tư âm bổ huyết

Ô tặc cốt

Chỉ huyết

Đương quy

Dưỡng huyết, hoạt huyết.

Thần

Bồ hoàng

Hoạt huyết chỉ thống

Thể Khí Huyết lưỡng hư:

Phép trị: Bổ khí huyết.

Bài Thu*c sử dụng:

Bài Thập toàn đại bổ thang (xem Kinh nguyệt sau kỳ) gồm Đương quy 12g, Xuyên khung 12g, Thục địa 12g, Bạch thược 12g, Nhân sâm 12g, Phục linh 12g, Bạch truật 12g, Hoàng kỳ 12g, Quế chi 8g, Chích thảo 6g.

Phân tích bài Thu*c:

Vị Thu*c

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Nhân sâm

Đại bổ nguyên khí, sinh tân dịch

Quân

Phục linh

Lý khí, hóa đàm

Thần

Bạch truật

Kiện vị, hòa trung, hóa đàm

Thần

Đương quy

Bổ huyết, dưỡng huyết

Quân

Thục địa

Bổ huyết, dưỡng âm, bổ thận

Quân

Bạch thược

Dưỡng huyết, chỉ thống

Thần

Xuyên khung

Hoạt huyết, chỉ thống

Hoàng kỳ

Bổ khí kiện tỳ

Quế chi

Ôn kinh thông mạch

Cam thảo

Ôn trung, hòa vị

Thần - Sứ

Hư nhiệt

Thiên về Huyết hư:

Phép trị: Dưỡng huyết, bổ thận âm, cố tinh.

Bài Thu*c sử dụng:

Bài Kỳ hiệu tứ vật (trích Phụ nhân lương phương) gồm Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, A giao (sao), Ngải diệp (sao), Hoàng cầm (sao).

Phân tích bài Thu*c:

Vị Thu*c

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Đương quy

Bổ huyết, dưỡng huyết

Quân

Thục địa

Bổ huyết, dưỡng âm, bổ thận

Quân

Xuyên khung

Hoạt huyết, chỉ thống

Bạch thược

Dưỡng huyết, chỉ thống

Thần

A giao

Tư âm bổ huyết, bổ can thận

Ngải diệp

Bổ huyết điều kinh

Thần

Hoàng cầm

Thanh nhiệt giải độc

Chứng thấp nhiệt

Thiên về Thấp nhiệt:

Phép trị: Dưỡng huyết, thanh nhiệt, hóa thấp.

Bài Thu*c sử dụng:

Bài Hoàng liên giải độc thang gồm Hoàng liên 12g, Hoàng bá 12g, Hoàng cầm 12g, Chi tử 12g, Sinh địa 12g, Ngải diệp 12g.

Phân tích bài Thu*c:

Vị Thu*c

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Hoàng liên

Tả tâm hỏa, tả hỏa ở trung tiêu

Quân

Hoàng bá

Thanh nhiệt tả hỏa ở hạ tiêu

Quân

Hoàng cầm

Thanh phế nhiệt, tả nhiệt ở thượng tiêu

Quân

Sinh địa

Tư âm thanh nhiệt, dưỡng can thận

Ngải diệp

Điều kinh, dưỡng huyết, an thai

Chi tử

Tả hỏa ở tam tiêu.
Dẫn nhiệt đi xuống bàng quang

Thần - Sứ

Thiên về uất khí:

Phép trị: Khai uất, thông kinh, nhiếp huyết.

Bài Thu*c sử dụng:

Bài Khai uất tứ vật thang gồm Hương phụ (sao) 12g, Đương quy 12g, Bạch thược 12g, Thục địa 12g, Thăng ma 6g, Nhân sâm 8g, Bạch truật 12g, Xuyên khung 8g, Hoàng kỳ 8g, Địa du 4g, Bồ hoàng (sao) 8g.

Phân tích bài Thu*c:

Vị Thu*c

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Hương phụ

Hành khí, khai uất, chỉ thống

Quân

Đương quy

Bổ huyết, dưỡng huyết, hoạt huyết

Thần

Thục địa

Dưỡng huyết, bổ can thận

Thần

Bạch thược

Liễm âm, dưỡng huyết, bình can chỉ thống

Thần

Thăng ma

Thanh nhiệt giải độc, thăng đề

Nhân sâm

Bổ nguyên khí, sinh tân dịch

Quân

Bạch truật

Kiện tỳ táo thấp

Xuyên khung

Hoạt huyết, chỉ thống

Thần

Hoàng kỳ

Bổ khí cố biểu

Bồ hoàng

Hành huyết chỉ thống

Thiên về huyết hư:

Phép trị: Dưỡng huyết, nhiếp huyết.

Bài Thu*c sử dụng:

Bài Trục ứ chỉ băng thang gồm Đương quy, Xuyên khung, Tam thất, Mẫu lệ, Mộc dược, Đan sâm (sao), Ngũ linh chi, Ngải diệp (sao), Đơn bì, A giao (sao), Ô tặc cốt.

Phân tích bài Thu*c:

Vị Thu*c

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Đương quy

Dưỡng huyết, hoạt huyết

Quân

Xuyên khung

Hành khí, hoạt huyết

Thần

Tam thất

Bổ huyết, chỉ huyết, tiêu ứ huyết

Quân

Mẫu lệ

Thanh nhiệt, liễm hãn, tan đờm

Mộc dược

Hành khí tán huyết

Đan sâm

Bổ huyết, điều kinh

Ngũ linh chi

Ngải diệp

Điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh

Thần

A giao

Tư âm, bổ huyết

Thần

Ô tặc cốt

Chỉ huyết

Điều trị bằng châm cứu

Điều khí huyết

Chủ huyệt trên mạch Nhâm và 3 kinh âm ở chân: Can, Tỳ, Thận.

Huyệt đặc hiệu

Khí hải, Tam âm giao: Quân bình khí huyết.

Thiên xu, Quy lai: Cho kỳ kinh sớm.

Thái xung, Thái khê: Cho kỳ kinh muộn.

Thận du, Tỳ du, Túc tam lý: Cho kỳ kinh loạn.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/benhhocdongy/bang-lau-huyet-o-am-dao-ra-nhieu-hoac-lai-rai-khong-dut/)

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY