Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bảo quản chuối trong tủ lạnh, sai lầm mà nhiều gia đình mắc phải

Không ít bà nội trợ có thói quen mua chuối về tích trữ trong tủ lạnh. Việc này giúp tốc độ chín của chuối chậm lại, giữ chuối tươi lâu hơn. Tuy nhiên theo các chuyên gia, đây là một việc làm vô cùng sai lầm.

Thành phần dinh dưỡng của chuối

Chuối có rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Các bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng chuối vì chúng là nguồn cung cấp kali, magiê và chất xơ. Chuối tăng cường năng lượng cho bạn bởi chúng chứa 25% lượng đường cần thiết cho sự hoạt động của cơ thể. Ngoài ra, chuối còn chứa tryptophan (axit amin giữ vị trí quan trọng trong giấc ngủ, kiểm soát đau đầu, viêm ruột), vitamin B, sắt và vitamin B6.

Loại trái cây này sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, kiểm soát huyết áp, làm giảm mệt mỏi, táo bón hay nhiều công dụng khác. Chúng giúp kích thích sản xuất hemoglobin (protein giàu sắt trong tế bào hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến khắp cơ thể) và chữa bệnh thiếu máu. Nhưng tất cả những lợi ích dinh dưỡng này sẽ có tác dụng chỉ khi chuối được tiêu thụ vào đúng thời điểm.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng chuối có chứa một lượng đường cao, tạo ra năng lượng trong cơ thể, nhưng nếu ăn vào dạ dày rỗng, năng lượng này sẽ bị tiêu hao sau vài giờ. Vì vậy bạn sẽ cảm thấy uể oải, mệt mỏi và buồn ngủ.

Bên cạnh đó, việc tiêu thụ chuối lúc đói cũng gây ra mất cân bằng kali và magie. Tính chất axit tự nhiên có trong chuối cũng làm trầm trọng thêm và gây ra vấn đề về ruột.

Vì sao không nên bảo quản chuối trong tủ lạnh?

Chuối là một loại hoa quả chứa 11 loại khoáng chất và 6 vitamin quan trọng. Ngoài ra, chuối còn có 8 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể con người không thể tự tạo ra. Không những thế, tiền chất thyroxine trong chuối còn đóng vai trò tích cực đối với sự nhanh nhạy, khả năng học hỏi và điều hòa hoạt động của tim mạch nhất, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Với giá trị dinh dưỡng cao cùng giá thành rẻ, chuối là một loại "trái cây vàng" được nhiều gia đình ưa chuộng. Không ít bà nội trợ có thói quen mua chuối về tích trữ trong tủ lạnh. Việc này giúp tốc độ chín của chuối chậm lại, giữ chuối tươi lâu hơn.Tuy nhiên theo các chuyên gia, đây là một việc làm vô cùng sai lầm.

Vỏ chuối chứa rất nhiều chất phenolic và polyphenol oxyase. Khi ở mức nhiệt độ từ 4 – 8 độ C của ngăn mát tủ lạnh, các chất này sẽ mất và trở thành melanin, làm cho vỏ chuối có màu đen, biến chất, thậm chí đông cứng và hư thối. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hương vị mà dưỡng chất bên trong của chuối cũng sẽ biến đổi tiêu cực, từ đó tác động đến sức khỏe của bạn.

Ngăn mát tủ lạnh thường có nhiệt độ dao động khoảng từ 4 tới 8 độ C. Ở mức nhiệt độ này, chuối rất dễ bị thâm đen, biến chất, thậm chí đông cứng và hư thối. Ảnh hưởng tiêu cực tới dưỡng chất và mùi vị của chuối.

Bảo quản chuối đúng cách?

Nên mua chuối vừa chín tới, cuống còn xanh, không có vết thâm và bảo quản chuối ở nơi thoáng khí với nhiệt độ phòng khoảng 25 độ C. Tránh để chuối tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc hơi nóng từ bếp.

Không bảo quản chuối chung với các loại trái cây và rau củ khác có thể dẫn đến việc làm chuối chín nhanh hơn, mau hư hơn.

Bạn cũng không nên bảo quản chuối trong túi kín vì chuối sẽ nhanh chóng chuyển sang màu nâu đen do lượng khí etylen mà chuối sinh ra sẽ không thể thoát ra ngoài.
Nếu chuối đã chín đều và bạn lại thích ăn chuối lạnh, hãy bọc trong giấy báo, gói kín từng quả lại và để vào ngăn mát của tủ lạnh. Cách này có thể giữ chuối được khoảng 6 tới 8 ngày.

Những lưu ý khi ăn chuối

Không phải người nào cũng ăn được chuối

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người bị viêm thận mãn tính, suy giảm chức năng thận không nên ăn chuối tiêu. Người bị bệnh viêm khớp, bệnh tiểu đường cũng không nên ăn nhiều chuối.

Lý do vì hàm lượng đường trong chuối cao, lại có thể khiến cho tuần hoàn máu giảm chậm xuống, việc trao đổi chất kém khiến cho bệnh tình nặng thêm.

Tương tự, người bị suy thận, viêm cầu thận cũng không nên ăn chuối tiêu và các loại rau quả nhiều kali như: Đậu nành, đậu xanh, sầu riêng, rau khoai lang, cá ngừ, cá thu, cá chép, gan lợn, thịt bò…

Nếu không chúng sẽ càng làm tăng nồng độ kali trong máu khiến nhịp tim bất thường, buồn nôn, mạch đập chậm hơn dẫn đến tình trạng bệnh càng nặng hơn.

Không ăn quá nhiều chuối

Tuy là một thực phẩm phổ biến và giàu dưỡng chất nhưng chuối được nhiều người ưa chuộng và cho là loại quả ăn thường xuyên hàng ngày. Song ít ai biết rằng việc tiêu thụ loại trái cây này quá nhiều lại gây nên cơ số bất lợi đối với cơ thể.

Lý do vì chuối sở hữu hàm lượng cao magie, kali và nhiều nguyên tố khác. Nếu ăn quá nhiều chuối hàng ngày, các chất này tăng đột ngột trong thời gian ngắn sẽ dẫn tới tình trạng mất cân bằng các nguyên tố vi lượng và gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể.

Chưa kể, ăn quá nhiều chuối còn làm khiến cho lượng acid dạ dày tiết ra bị suy giảm, làm công năng dạ dày bị rối loạn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ nên ăn khoảng 2 quả chuối mỗi ngày.

Không ăn chuối chưa chín

Nhiều người có thói quen thích ăn chuối chưa chín hẳn. Đặc biệt khi lớp vỏ bên ngoài có màu xanh đậm, vị của chuối lại khá chát và khó nuốt.

Vị chát của chuối còn xanh do một lượng lớn acid tannic tạo thành. Khi chuối mới chín, mặc dù vị chát không còn, nhưng lượng acid vẫn lưu lại bên trong.
Nếu ăn chuối còn xanh, chuối chứa nhiều axit tannic có khả năng kết tủa mạnh mẽ, dễ dẫn đến tình trạng phân khô, rắn và gây ra táo bón.

Bởi thế, bạn chỉ nên ăn chuối đã chín hẳn mới có công dụng phòng tránh táo bón.gh

Ánh Dương

Theo tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/bao-quan-chuoi-trong-tu-lanh-sai-lam-ma-nhieu-gia-dinh-mac-phai-27619/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY