Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bệnh nhân tiểu đường type 2 cần lưu ý những điều này để tránh nguy hiểm

Mỗi bữa ăn cần cân nhắc một chút nếu bạn mắc bệnh tiểu đường. Mọi thứ bạn ăn, đặc biệt là những thứ có chứa carbs, đều làm tăng lượng đường trong máu. Lượng đường máu cần được giữ ở mức lành mạnh để cơ thể hoạt động tối ưu.

Dường như có rất nhiều quy tắc phải tuân theo mà bạn cảm thấy quá tải. Nhưng thường chỉ cần một vài thay đổi sẽ giúp bạn nhớ những điều cơ bản về bữa ăn để tránh nguy hiểm cho sức khỏe.

1. Lên kế hoạch trước

Vì chế độ ăn uống đóng một vai trò lớn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu cho dù bạn mắc bệnh tiểu đường type 1 hay type 2, nên nhiều người cảm thấy hữu ích khi lên kế hoạch cho các bữa ăn từ trước.

Khi bạn đã nắm rõ các thay đổi về chế độ ăn uống, việc tự lập kế hoạch bữa ăn sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Chế độ ăn uống đóng một vai trò lớn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu cho dù bạn mắc bệnh tiểu đường type 1 hay type 2.

2. Đảm bảo các bữa ăn được cân bằng

Có ba chất dinh dưỡng chính, và trong số đó, carbohydrate làm thay đổi lượng đường trong máu nhiều nhất. Protein và chất béo trong bữa ăn giúp làm chậm quá trình tiêu hóa. Chúng có tác dụng ngăn chặn lượng đường trong máu tăng quá nhanh, tránh bất kỳ hậu quả đáng tiếc nào.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả các loại thực phẩm chứa carbohydrate đều thay đổi lượng đường trong máu như nhau. Ví dụ, tinh bột giàu chất xơ, chẳng hạn như gạo lứt, giúp làm chậm quá trình tăng lượng đường trong máu vì chất xơ giúp tiêu hóa chậm.

Hầu hết các loại trái cây cũng không làm tăng lượng đường trong máu nhiều vì loại đường trong đó được tiêu hóa rất chậm. Bữa ăn phải là sự cân bằng của các loại thực phẩm khác nhau, điều này sẽ giúp bữa ăn trở nên thú vị và ngon miệng.

3. Biết cách ăn carbs

Carb có tác động lớn nhất đến mức đường huyết, và vì vậy đây là nhóm thực phẩm bạn sẽ phải theo dõi sát sao nhất. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 1, tốt nhất nên ăn một ít carbs trong mỗi bữa ăn vì nếu không, lượng đường trong máu có thể xuống quá thấp.

Nói chung, những người mắc bệnh tiểu đường có thể nhận được khoảng một nửa lượng calo từ carbohydrate, bao gồm cả những người mắc bệnh tiểu đường type 2.

Ở bệnh tiểu đường type 2, hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng hàm lượng calo tổng thể của chế độ ăn uống là động lực chính của việc kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu một người giảm lượng calo, giảm cân, lượng đường trong máu của họ sẽ giảm và ngược lại.

4. Đảm bảo rằng bạn đang ăn chất xơ

Chất xơ giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Ngoài ra, nó có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh tim thấp hơn, điều mà những người mắc bệnh tiểu đường có nhiều nguy cơ mắc hơn.

Chất xơ là một dạng carbohydrate không thể tiêu hóa được. Để đưa nó vào bữa ăn của bạn, hãy sử dụng gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nguyên cám, khoai tây, yến mạch, đậu, các loại hạt, và nhiều trái cây và rau.

Chất xơ giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh và giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

5. Xem xét đồ uống

Bạn có thể dễ dàng nghĩ rằng đồ uống không ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của chúng ta. Nhưng trên thực tế, chúng cần được theo dõi chặt chẽ.

Nhìn chung, ở bệnh tiểu đường type 2, đường lactose trong các sản phẩm từ sữa có ảnh hưởng rất nhỏ đến lượng đường trong máu vì vậy có thể thưởng thức sữa nói chung mà không lo ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Đồ uống có ga, có đường hoặc nước hoa quả cũng chứa nhiều carb và có thể góp phần làm tăng cân. Tăng cân là một yếu tố nguy cơ lớn đối với sự phát triển của bệnh tiểu đường type 2. Trà thảo mộc, nước ép rau và thậm chí nước có vắt chanh là những lựa chọn thay thế tốt khác.

6. Theo dõi lượng muối

Muối không làm tăng lượng đường trong máu. Nhưng nó có một số ảnh hưởng sức khỏe khác không có lợi cho người bị bệnh tiểu đường. Nó góp phần làm tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc những bệnh như đột quỵ.

Điều này rất quan trọng vì những người mắc cả hai loại bệnh tiểu đường đều có nguy cơ đột quỵ cao hơn.

7. Đừng bận tâm với nhãn "dành cho bệnh nhân tiểu đường"

Những người mắc bệnh tiểu đường không cần bận tâm đến các loại thực phẩm hoặc đồ uống có nội dung “dành cho bệnh nhân tiểu đường” hoặc “phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường”.

Những thực phẩm này chứa lượng calo và chất béo tương tự nhau, và chúng có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Đối với một số người mắc bệnh tiểu đường type 2, lượng đường trong máu tăng đột biến gây ra cảm giác chóng mặt, mệt mỏi và khát nước. Lượng đường trong máu quá cao có thể khiến một người bất tỉnh.

Để kiểm soát tốt lượng đường trong máu, những người mắc bệnh tiểu đường type 2 nên thực hiện các ghi nhớ cho mỗi bữa ăn này giúp ngăn ngừa tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra.

Xem thêm:

Vaccine xịt mũi và miếng dán không kim tiêm: Khả năng miễn dịch lâu bền hướng tới thế hệ vaccine COVID-19 tiếp theo

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/benh-nhan-tieu-duong-type-2-can-luu-y-nhung-dieu-nay-de-tranh-nguy-hiem-32739/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY