Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bệnh nhược cơ là gì?

Tôi 42 tuổi. Đã 2 tháng nay tôi luôn cảm thấy mỏi mệt tăng dần, nhất là mỏi ở vùng cơ. Cùng đó là cảm giác khó nhai, nuốt khó… Tôi đi khám bác sĩ có chẩn đoán bị nhược cơ.

Xin hỏi, bệnh này có nguy hiểm không? Tôi phải làm gì để khắc phục tình trạng này? (Xuân Chính, Q.Cầu Giấy, Hà Nội).

Trả lời:

Nhược cơ là một loại bệnh thần kinh cơ, liên quan nhiều tới cơ chế tự miễn. Bệnh nhân thường thấy mỏi mệt cơ tăng dần theo thời gian sinh hoạt, lao động, một số trương lực bị suy giảm.

Bệnh nhược cơ gồm 2 thể chính:

Nhược cơ cấp: Thường gặp ở thai phụ có tiền sử chữa nhược cơ, hoặc người có u ác tính ở tuyến ức.

Biểu hiện: cơn mỏi cơ (cơ hô hấp) xuất hiện gần như liền nhau, gây khó thở, ăn nghẹn, uống sặc.

Nhược cơ thông thường: Thường gặp ở nữ, trẻ em (10 tuổi, 20-40 tuổi).

Biểu hiện: mỏi mệt cơ theo thời gian lao động và sinh hoạt hằng ngày, bệnh nhân có thể chỉ bị sup mi mắt, nhai khó, mỏi mệt tay chân.

Điều trị bệnh nhược cơ

Bác sĩ thường kết hợp các phương pháp nội và ngoại khoa, tùy thể trạng bệnh nhân:

- Dùng tia X chiếu trực tiếp vào tuyến hung.

- Phẫu thuật: Áp dụng với các trường hợp xác định có tuyến hung hoặc trường hợp cấp cứu. Sau mổ, tất cả bệnh nhân đều phải tiếp tục điều trị nội khoa.

- Xét nghiệm: miễn dịch, phản ứng điện-điện cơ, X-quang tuyến ức, sinh thiết cơ vân…

Hiện không có biện pháp điều trị triệt để căn bệnh này mà giảm triệu chứng bằng cách uống thuốc ức chế men cholinesterase, thuốc ức chế miễn dịch.

Sự liên quan giữa nhược cơ và u tuyến ức, tăng sinh bất thường tuyến ức có thể tiến hành phẫu thuật tuyến này, khôi phục cũng phải mất vài năm.

Theo chuyên đề

Sức khỏe y học (NXB Y học)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/benh-nhuoc-co-la-gi-16681/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY