Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bệnh trào ngược dạ dày, thực quản nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Trào ngược dạ dày, thực quản là căn bệnh khá phổ biến về đường tiêu hóa. Bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng khó lường gây nguy hại cho sức khỏe của bạn.

Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng các chất từ dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản một cách thường xuyên. Căn bệnh này khá phổ biến và ngày càng có nhiều người mắc phải.

Đặc trưng của bệnh là chứng ợ nóng. Ngoài ra, người mắc bệnh còn có nhiều biểu hiện khác như đau ngực, ho kéo dài, đau rát cổ họng nên có thể gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh nhiều người mắc phải

Ở một số bệnh nhân, bệnh không có biểu hiện lâm sàng nên rất khó nhận biết. Bệnh diễn tiến âm thầm chỉ đến khi nội soi hoặc xuất hiện biến chứng mới phát hiện ra.

Trào ngược dạ dày, có thể dẫn đến viêm loét thực quản, có thể gây chảy máu, làm cho niêm mạc thực quản biến đổi tựa như niêm mạc ruột gọi là Barrett thực quản và biến thành ung thư.

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày, thực quản

Stress:

Căng thẳng quá mức rất dễ gây ra trào ngược dạ dày thực quản. Khi bạn phải chịu một áp lực lớn, hay một yếu tố nào đó tác động mạnh đến tinh thần sẽ ảnh hưởng tới cơ thể.

Ở mỗi người stress đều khác nhau và mức độ cũng khác nhau. Nếu ở mức độ nhẹ thì không gây hại đến sức khỏe chúng ta. Nhưng nếu ở mức độ nặng và kéo dài thì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các dây thần kinh của cơ thể huy động cortisol.

Cortisol này không chỉ dập tắt những phản ứng tự nhiễm bảo vệ dạ dày mà nó còn gây tăng axit HCl và Pepsine.

Pepsine làm tăng tính kích thích của thào ngược, phá huỷe các chất nhầy bảo vệ bề mặt niêm mạc thực quả, tạo điều kiện cho acid HCl tiếp xúc và phá hủy niêm mạc thực quản.

Không những thế, nó còn gây áp lực lên cơ thắt thực quản dưới khiến chức năng cơ này yếu đi và triệu chứng trào ngược tăng cao. Chính vì thế, stress được coi là một nguyên nhân chính gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh:

Sức khỏe của chúng ta bị ảnh hưởng rất lớn từ chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. Nếu bạn thường xuyên ăn uống không điều độ, sinh hoạt thiếu lành mạnh thì nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày, thực quản là rất cao.

Đặc biệt thói quen ăn quá no về đêm, thường xuyên ăn nhiều các hoa quả giàu tính axit khi bụng đói, thích ăn thức ăn nhanh, ăn nhiều món ăn chiên xào… sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa, gây ra các bệnh lý trong đó có trào ngược dạ dày, thực quản.

Không những thế, việc ăn đêm thường xuyên còn khiến bạn tăng cân và tạo áp lực không nhỏ cho cơ thắt thực quản dưới.

Do viêm loét dạ dày, tá tràng sâu:

Khi người bệnh bị viêm loét dạ dày, tá trành khi ăn những thức ăn vào sẽ xảy ra phản ứng tự nhiên, khiến lượng axit tiết ra nhiều hơn và dễ trào ngược lên thực quản.

Ngoài ra, dạ dày của người bị viêm loét luôn trong tình trạng bị ứ trệ, tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới, khiến co này đóng mở một cách bất thường.

Điều này vô tình tạo điều kiện cho các chất dịch dạ dày, acid HCl, thậm chí cả dịch mật trào lên ống thực quản.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới trào ngược dạ dày thực quản

Một vài yếu tố khác: bẩm sinh, tai nạn...

Ngoài những nguyên nhân thường gặp trên thì còn có một số yếu tố gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản mà bệnh nhân khó có thể tránh khỏi.

- Yếu tố do bẩm sinh:

Một số người có chức năng co thắt thực quản dưới kém, người mắc bệnh sa dạ dày hoặc thoát vị cơ hoành… cũng rất dễ bị trào ngược dạ dày, thực quản.

Đối với trẻ nhỏ bị trào ngược dạ dày thực quản là điều bình thường. Triệu chứng cơ bản nhất là nôn trớ. Triệu chứng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên và sẽ mất hẳn khi trường thành.

Ngoài ra, béo phì cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Vì trọng lượng quá nặng sẽ gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới, khiến trương lực của nó yếu đi làm cho axit trong dạ dày và các chất dễ trào ngược lên trên hơn.

Triệu chứng trào ngược dạ dày, thực quản

Đau, tức ngực:

Khi sự trào ngược xảy ra, axit trong dạ dày sẽ tràn vào thực quản, gây tổn thương cho các đầu mút của dây thần kinh lồng ngực khiến người bệnh cảm thấy đau rát ngực, tức ngực.

Triệu chứng đau ngực do trào ngược dạ dày, thực quản gây ra thường kéo theo cảm giác đau xuyên qua sau bả vai, lan xống phần cánh tay.

Đau nặng hơn khi nằm:

Khi nằm, cảm giác đau rát ngực và hiện tượng ợ nóng càng tăng lên do axit dễ dàng trào ngược lên thực quản. Vì vậy, người bệnh trào ngược dạ dày luôn được khuyến cáo nên kê gối cao khi ngủ.

Thức ăn trào ngược lên họng:

Những người mắc chứng trào ngược dạ dày, thực quản thường bị ợ hơi sau khi ăn, khiến thức ăn bị kéo lên đến tận họng. Nếu có dấu hiệu này nghĩa là cơ vòng thực quản đã suy giảm chức năng nghiêm trọng.

Đắng miệng:

Axit và dịch mật có khi trào ngược lên cổ họng sẽ khiến người bệnh cảm thấy đắng miệng, một số trường hợp có thể gây nghẹt thở.

Hiện tượng này thường xảy ra vào ban đêm khi ngủ. Nếu thường xuyên gặp triệu chứng này thì chứng tỏ bệnh trào ngược dạ dày thực quả đã khá nặng.

Khó nuốt:

Theo thời gian, chu kỳ liên tục bị tổn thương và chữa bệnh sau khi trào ngược axit sẽ gây ra sẹo. Lâu dần sẽ dẫn đến hiện tượng thu hẹp thực quản, gây khó khó khăn khi nuốt.

Khàn tiếng:

Trào ngược axit là một nguyên nhân phổ biến gây khàn tiếng. Tuy nhiên triệu chứng này lại thường bị nhầm lẫn là vấn đề do cảm cúm.

Axit dạ dày xâm nhập vào thực quản, gây kích ứng dây thanh quản làm mất giọng.

Viêm họng:

Triệu chứng thường thấy của tình trạng viêm họng do trào ngược axit là:

- Thường xuyên đau nhiều sau bữa ăn, kèm theo hiện tượng ợ nóng.

- Đau họng mà không bị cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi.

Ho:

Hiện tượng trào ngược dạ dày, thực quản cũng có thể dẫn dến một số triệu chứng hô hấp như ho mãn tính, thở khò khè.

Nếu triệu chứng này kéo dài và không thuyên giảm thì bệnh nhân nên đi khám ngay để tránh axit tràn vào phổi, gây tổn thương phổi.

Buồn nôn:

Ở một số người, biểu hiện duy nhất của bệnh trào ngược dạ dày là buồn nôn và nôn sau bữa ăn hoặc vào buổi sáng khi đánh răng.

Nhiều nước bọt:

Nếu miệng bất thình lình tiết nhiều nước bọt thì rất có thể đó là dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản. Đây là phản xạ giống như khi nôn mửa.

Biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản

Viêm hệ thống hô hấp:

Khi hiện tượng trào ngược dạ dày, thực quản xảy ra sẽ khiến một lượng axit trào lên được tới đường hô hấp trên. Chỉ cần một lượng nhỏ axit cũng có thể gây lên tình trạng viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản hay phổi.

Triệu chứng thường gặp là ho kéo dài. Người bệnh bị ho, khò khè kéo dài nhưng không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với các phương pháp điều trị thông thường. Một số bị khàn tiếng do dây thanh quản trong cổ họng bị dày lên.

Tình trạng này là hậu quả của việc dịch axit ở dạ dày trào lên đến vùng hầu họng. Ngoài ra, gần đây các nhà khoa học cũng tìm ra bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa chứng trào ngược dạ dày, thực quản và tình trạng hen suyễn.

Ngoài ra, người bị bệnh trào ngược có thể bị mòn răng, viêm tai…

Trào ngược dạ dày dẫn tới hẹp thực quản:

Một trong những biến chứng thường gặp của chứng trào ngược dạ dày, thực quản là nguy cơ dẫn tới loét, hẹp thực quản. Khi dịch dạ dày trào lên thực quản thường xuyên sẽ khiến niêm mạc thực quản bị tổn thương, gây ra tình trạng viêm.

Do vậy trào ngược dạ dày còn có tên khác là viêm thực quản trào ngược. Biến chứng có thể làm người bệnh gặp các hệ quả như: khó nuốt, nuốt đau , đau ngực.

Đặc biệt đau phía sau xương ức khi ăn uống, buồn nôn, ói mửa, mất cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, xơ hóa do viêm có thể làm co rút thực quản.

Barrett thực quản:

Thực quản sẽ bị viêm với nhiều mức độ khác nhau gây ảnh hưởng đến việc ăn uống. Biến chứng nặng nề nhất là “Barrett thực quản”.

Đây là tình trạng các tế bào lót ở vùng thấp thực quản bị biến đổi màu sắc, do sự tiếp xúc lặp đi lặp lại với axit dạ dày. Chỉ có một tỷ lệ phần trăm nhỏ của những người bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ phát triển thành Barrett thực quản.

Tuy nhiên, sự biến đổi của tế bào trong bệnh Barrett thực quản là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư thực quản. Đây là một trong những biến chứng rất nguy hiểm của trào ngược dạ dày thực quản.

Ung thư thực quản:

Ung thư thực quản là một biến chứng đặc biệt nguy hiểm và hiếm gặp ở bệnh nhân trào ngược dạ dày, thực quản. Tuy nhiên, biến chứng này vẫn hoàn toàn có thể xảy ra.

Ung thư thực quản thường gặp ở người trên 50 tuổi. Kèm với các triệu chứng như nuốt nghẹn, trớ, đau sau xương ức, cảm giác đau dai dẳng, khàn tiếng, ho khạc liên miên, đau ngực, hội chứng nhiễm trùng nổi bật.

Đôi khi sờ thấy hạch to ở hố thượng đòn bên trái hoặc cả 2 bên. Sau một thời gian mắc bệnh thì toàn thân bệnh nhân gầy sút, trong vòng 1 tháng có thể sút hơn 5kg do nuốt nghẹn, suy dinh dưỡng.

Da sạm, khô, các nếp nhăn nổi rõ. Mặt và hai bàn tay có nhiều nếp nhăn nổi rõ và dễ nhận thấy nhất.

Điều trị trào ngược dạ dày, thực quản:

Khi bị trào ngược dạ dày, thực quản tái phát thường xuyên bạn cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn sử dụng các loại thuốc điều trị thích hợp.

Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không nên tự ý mua và sử dụng các loại thuốc khác để tránh gây tác dụng phụ nguy hiểm.

Trường hợp trào ngược dạ dày, thực quản ở mức độ nhẹ hoặc mới mắc, bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng một số cách an toàn dưới đây:

Uống nước lô hội:

Lô hội có thể giúp làm dịu vết bỏng rát nên bạn có thể uống nước ép lô hội để điều trị axit trào ngược lên thực quản. Cách dùng: uống nửa cốc nước ép lô hội trước khi ăn.

Uống bột baking soda:

Hòa 1 thìa bột baking soda vào cốc nước và uống sẽ giúp bạn chấm dứt được tình trạng ợ chua và axit reflux trào ngược từ dạ dày lên thực quản.

Nhai kẹo cao su không đường:

Ngoài mẹo uống bột baking soda để chữa axit trào ngược, bạn có thể nhai kẹo cao su không đường khoảng 30 phút sau khi ăn cũng có hiệu quả rất tốt.

Uống trà hoa cúc:

Uống trà hoa cúc nóng khoảng 30 phút đến 1 tiếng trước khi đi ngủ có thể giúp giảm tình trạng kích thích dạ dày, cân bằng sự điều tiết axit trong dạ dày, do đó ngăn chặn được axit dạ dày trào ngược.

Ăn chuối hoặc táo:

Chuối chứa chất kháng axit tự nhiên giống như một lớp màng chống axit trào ngược. Đơn giản, bạn chỉ cần ăn một vài quả chuối chín hàng này để ngăn chặn axit trào ngược. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ăn táo để thay thế.

Uống trà gừng:

Gừng rất tốt cho dạ dày, giúp giảm triệu chứng buồn nôn và ợ chua hiệu quả. Bạn chỉ cần uống một cốc trà gừng nóng hoặc thái lát gừng tươi sắc lấy nước uống trước bữa ăn 20 phút sẽ giảm đáng kể tình trạng trào ngược dạ dày.

Như Quỳnh

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/benh-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-nguy-hiem-hon-ban-nghi-26276/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY