BỆNH TRĨ LÀ GÌ?
Bệnh trĩ xuất hiện do sự giãn quá mức của các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng. Những tĩnh mạch này do chịu áp lực chèn ép từ bên trong nên có thể dẫn tới xung huyết, chảy máu hoặc sa ra ngoài.
Có thể phân loại bệnh trĩ thành 3 dạng: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ tổng hợp.
Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến gây nhiều phiền toái cho người mắc
Trĩ nội:
Ở dạng này, các búi trĩ xuất hiện ở bên trên rãnh đường lược. Trĩ nội ít gây đau đớn hơn so với các dạng khác.
Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm và để bệnh trở nên nặng hơn sẽ khiến tình trạng xung huyết trở nên nghiêm trọng và búi trĩ có thể lòi ra ngoài, khiến bệnh nhân rất đau đớn.
Trĩ ngoại:
Với bệnh nhân mắc trĩ ngoại, các búi trĩ được hình thành ở dưới rãnh đường lược, hay phía ngoài của hậu môn. Do búi trĩ nằm ngoài nên bệnh nhân sẽ cảm thấy vướng víu, cộm ở hậu môn. Khi bệnh nặng hơn gây nhiều đau đớn và chảy máu.
Trĩ hỗn hợp:
Khi bệnh nhân cùng lúc mắc cả trĩ nội và trĩ ngoại thì được gọi là trĩ tổng hợp. Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, các búi trĩ nội sa ra ngoài, kết hợp với búi trĩ ngoại sẽ khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn, khó chịu.
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TRĨ
Bệnh trĩ không phải căn bệnh nan y, bệnh có thể điều trị dễ dàng nếu được phát hiện sớm và kịp thời. Trường hợp để tới khi bệnh nặng, việc điều trị sẽ khó khăn hơn và khiến bệnh nhân phải chịu nhiều phiền phức.
Đi cầu ra máu:
Triệu chứng phổ biến và dễ gặp nhất ở bệnh nhân mắc trĩ là hiện tượng đi cầu ra máu. Khi đó, các bũi trĩ bị sưng, xung huyết khi đi cầu, phân cọ vào các bũi trĩ sẽ dẫn tới hiện tượng chảy máu.
Ban đầu khi bệnh nhẹ, bạn có thể thấy một ít máu dính ở phân hay giấy vệ sinh. Đến khi bệnh nặng hơn, máu có thể nhỏ giọt hay thậm chí bắn thành tia.
Trường hợp bệnh nghiêm trọng, tình trạng chảy máu hậu môn có thể xảy ra ngay cả khi người bệnh đi lại, ngồi xổm hay vận động mạnh.
Chảy máu kéo dài dễ khiến bệnh nhân trĩ bị thiếu máu, gây hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn... dẫn tới hệ lụy là các bệnh về tim mạch.
Đau rát hậu môn:
Các búi trĩ hình thành ở hậu môn sẽ gây cảm giác đau rát, do hệ thống thần kinh quanh khu vực này khá mẫn cảm, chỉ cần một chút kích thích cũng gây cảm giác khó chịu.
Bên cạnh đó khi đi cầu phân cứng cọ vào các búi trĩ bị xung huyết cũng gây cảm giác nóng, đau rát.
Trường hợp búi trĩ sa ra ngoài sẽ sưng tấy, viêm nhiễm, sa nghẹt trĩ khiến bệnh nhân càng thấy đau đớn hơn.
Người mắc bệnh trĩ luôn cảm thấy đau rát ở hậu môn
Sa búi trĩ:
Búi trĩ hình thành sau một thời gian sẽ ngày càng lớn và dần sa ra ngoài hậu môn. Ban đầu khi búi trĩ mới sa ra ngoài có thể tự co lên được. Sau đó, búi trĩ không thể tự co mà phải dùng tay đẩy lên.
Nếu vẫn không được điều trị tích cực, bệnh nặng hơn thì búi trĩ bị sa ra dù dùng tay đẩy cũng không lên, đó là hiện tượng sa nghẹt trĩ.
Búi trĩ bị sa ra ngoài, không được vệ sinh sạch sẽ sẽ dẫn tới nhiễm trùng, hoại tử.
Chảy dịch:
Khi đi vệ sinh, hậu môn sẽ tiết ra một loại chất dịch để giúp việc đào thải phân ra ngoài dễ dàng hơn. Khi mắc bệnh trĩ và búi trĩ bị sa sẽ khiến cơ vòng hậu môn hở, khiến chất dịch trong hậu môn chảy ra ngoài.
Vì thế bệnh nhân sẽ có cảm giác vùng hậu môn lúc nào cũng ẩm ướt và khó chịu.
Ngứa hậu môn:
Đây cũng là triệu chứng phổ biến ở các bệnh nhân mắc bệnh trĩ giai đoạn sớm. Do hiện tượng chảy dịch và việc hình thành các bũi trĩ ngoại bên ngoài hậu môn nên bệnh nhân cảm thấy cộm và ngứa.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TRĨ
Căng thẳng:
Khi não bộ căng thẳng nó sẽ sản sinh ra loại chất gây áp lực lên toàn cơ thể. Chất này sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đồng thời hệ tiêu hóa cũng bị ức chế, sự co giãn của các cơ vùng hậu môn kém hơn, lâu ngày có thể dẫn tới bệnh trĩ.
Lười vận động:
Thói quen ngại vận động khiến cơ thể trở nên nặng nề hơn và hệ cơ cũng hoạt động kém hiệu quả, lượng máu lưu thông chậm.
Khi các cơ quan không được bơm đủ máu trong thời gian dài sẽ làm giảm độ đàn hồi và suy yếu cơ thắt hậu môn, dẫn tới bệnh trĩ.
Ít cung cấp chất xơ cho cơ thể:
Những người ít ăn các thực phẩm giàu chất xơ có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ. Bởi chất xơ là chất cần thiết để giúp hệ tiêu hóa bài tiết tốt hơn.
Khi cơ thể bị thiếu chất xơ, hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, bài tiết chất thải khó khăn rất dễ dẫn tới bệnh trĩ.
Uống ít nước:
Hàng ngày cơ thể cần được cung cấp lượng nước cần thiết để giúp máu lưu thông tốt hơn và hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Trung bình mỗi ngày, cơ thể người cần khoảng 2 lít nước.
Nếu không được cung cấp đủ nước rất dễ dẫn tới các căn bệnh về tiêu hóa, khiến sự co bóp của hậu môn yếu hơn, gây ra bệnh trĩ.
Mang thai và sinh con:
Khi phụ nữ mang thai, tử cung sẽ ngày càng phát triển, nhất là trong những tháng cuối của thai kỳ. Trọng lượng của thai nhi lớn dần lên tạo ra sức ép xuống vùng xương chậu, hậu môn.
Khi các tĩnh mạch ở hậu môn bị chèn ép quá lớn sẽ gây ra bệnh trĩ cho mẹ bầu. Ngoài ra, khi đến ngày sinh nở, do phải dồn hết sức để rặn nhằm đưa em bé ra ngoài nên các tĩnh mạch ở vùng hậu môn cũng chịu một nội lực mạnh khiến trĩ phát triển nặng hơn.
Đứng, ngồi quá lâu:
Nhưng người thường xuyên phải đứng hoặc ngồi trong suốt thời gian dài cũng khiến toàn bộ áp lực của cơ thể dồn xuống vùng hậu môn trực tràng.
Áp lực lớn khiến dòng máu lưu thông kém, gây tắc nghẽn tại các tĩnh mạch ở hậu môn, dẫn tới sự sưng phồng và gây ra bệnh trĩ.
Táo bón, tiêu chảy:
Những người thường xuyên bị táo bón hay tiêu chảy phải đi vệ sinh liên tục cũng khiến cho thành ruột bị tổn thương, gây áp lực xuống vùng xương chậu và hậu môn gây ra bệnh trĩ.
Nghiên cứu cho thấy có đến 80% số người mắc bệnh trĩ mắc phải các căn bệnh liên quan đến đường ruột.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ
Hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau giúp điều trị bệnh trĩ hiệu quả như: bài thuốc dân gian, thuốc Tây y, thuốc Đông y, phẫu thuật ngoại khoa... Tùy vào mức độ của bệnh và điều kiện của từng người mà bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất với mình.
Điều trị bệnh trĩ bằng các bài thuốc dân gian:
Một số bài thuốc dân gian đơn giản có thể giúp điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ như uống nước ép lá diếp cá, ăn chuối tiêu, khoai lang hàng ngày...
Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, có thể làm tại nhà và ít tốn kém. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị không cao và chỉ có thể áp dụng trong trường hợp mắc bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, hoặc để phối hợp với các phương pháp điều trị khác.
Điều trị bằng phương pháp nội khoa theo Tây y:
Điều trị nội khoa theo tây y chủ yếu là sử dụng các loại thuốc uống, kết hợp với thuốc bôi hoặc thuốc đặt hậu môn. Các loại thuốc thường được sử dụng là thuốc chống viêm, chống phù nề, trợ tĩnh mạch, giảm đau, chống nhiễm trùng.
Khi sử dụng thuốc cần theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng các loại kháng sinh để điều trị bệnh, tránh xảy ra biến chứng hoặc tác dụng phụ không mong muốn.
Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa theo Tây y:
Những trường hợp mắc bệnh trĩ nặng (độ 3, 4) và bệnh nhân đã điều trị bằng thuốc nhưng không khỏi thường được bác sĩ khuyên điều trị ngoại khoa bằng phương pháp phẫu thuật như: khâu treo trĩ bằng tay, phương pháp Longo, cắt búi trĩ, cắt trĩ bằng laser…
Phương pháp này giúp rút ngắn thời gian điều trị cho bệnh nhân và hậu môn có thể phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên sau phẫu thuật, khả năng tái phát bệnh cao. Vì thế, chỉ nên coi việc phẫu thuật là phương pháp giải quyết cuối cùng khi các phương pháp khác không hiệu quả.
Điều trị bằng thuốc Đông y:
Một số bài thuốc đông y có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, không gây tác dụng phụ, phù hợp điều trị lâu dài và quan trọng là mang lại hiệu quả chữa bệnh triệt để, tận gốc cho bệnh nhân.
CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH TRĨ
Ăn đủ chất xơ và uống đủ nước:
Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất xơ trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp bạn phòng tránh táo bón- một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh trĩ.
Bên cạnh đó bạn cần uống đủ ít nhất 2 lít nước mõi ngày để giúp làm mềm phân và đi vệ sinh dễ dàng hơn.
Có thể bổ sung chất xơ qua bữa ăn hàng ngày qua những thực phẩm như các loại đậu, bánh mỳ, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau...
Tuy nhiên, cần lưu ý không nên bổ sung chất xơ một cách ồ ạt, mà cần bổ sung từ từ nhưng đều đặn.
Tập thể dục:
Luyện tập thường xuyên là cách hiệu quả nhất giúp việc trao đổi chất trong cơ thể và hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng.
Tập thể dục đều đặn rất cần thiết đối với người mắc bệnh trĩ. Có thể tập các bài tập aerobic hoặc đi bộ 20-30 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn đi vệ sinh được dễ dàng.
Duy trì thói quen vệ sinh hàng ngày:
Việc tập cho cơ thể thói quen đi vệ sinh vào một thời điểm trong ngày rất cần thiết với người thường xuyên bị táo bón hoặc có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Ngoài ra, khi buồn đại tiện không nên cố nhịn mà hãy cố gắng đi vệ sinh ngay. Bởi việc nhịn đại tiện sẽ khiến tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ cho bạn.
Như Quỳnh
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình
Chủ đề liên quan: