một nghiên cứu đột phá do các chuyên gia tại ðại học minnesota-twin cities (mỹ) dẫn đầu cho thấy, tế bào miễn dịch được biến đổi và dùng trong các liệu pháp trị ung thư mới có thể vượt qua các rào cản vật lý để hệ miễn dịch của chính bệnh nhân loại trừ khối u hiệu quả hơn. thành công này hứa hẹn nâng cấp các liệu pháp chống ung thư và giúp ích cho hàng triệu người trên thế giới.
Thay vì sử dụng hóa trị hoặc xạ trị, liệu pháp miễn dịch là hình thức điều trị ung thư cho phép hệ miễn dịch của chính bệnh nhân chống lại căn bệnh quái ác này. trong đó, tế bào t - loại tế bào bạch cầu quan trọng của hệ miễn dịch - hoạt động giống như những “chiến binh” giúp tìm kiếm và tiêu diệt các tế bào gây bệnh. mặc dù liệu pháp miễn dịch đã chứng tỏ hiệu quả đối với một số loại ung thư trong máu hoặc các cơ quan sản xuất máu, song đối với các khối u rắn, nhiệm vụ của tế bào t gặp nhiều khó khăn hơn.
Phó giáo sư kỹ thuật y sinh Paolo Provenzan cho biết khối u giống như một chướng ngại vật và tế bào T phải cố vượt qua để tiếp cận các tế bào ung thư. Trong phần xơ của khối u, độ cứng của khối u khiến các tế bào miễn dịch hoạt động chậm lại một nửa. “Các tế bào T có thể xâm nhập khối u, nhưng chúng khó di chuyển tốt và không thể đi đến nơi cần đến trước khi hết năng lượng và kiệt sức”, ông giải thích thêm.
Trong nghiên cứu đầu tiên về tăng cường năng lực tế bào T, các chuyên gia đã tìm cách thiết kế các tế bào T với các tiêu chí kỹ thuật nhằm tối ưu hóa đặc tính cơ học của chúng hoặc làm cho chúng có khả năng vượt qua các chướng ngại vật tốt hơn. Cụ thể, họ đã sử dụng công nghệ chỉnh sửa gien tiên tiến để thay đổi ADN của các tế bào T, biến chúng thành tế bào T đầu độc tế bào ung thư. Mục đích cuối cùng là làm chậm các tế bào ung thư và tăng tốc các tế bào miễn dịch được thiết kế. Nếu các tế bào miễn dịch này có thể kịp nhận diện và tiếp cận tế bào ung thư, chúng cũng có thể phá hủy khối u nhanh hơn.
Nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Communications lần đầu tiên xác định được một số yếu tố về mặt cấu trúc và tín hiệu cho phép điều chỉnh các tế bào T để biến chúng thành những “chiến binh” chống ung thư hiệu quả hơn, di chuyển nhanh hơn để tấn công khối u. “Chúng tôi nhận thấy rằng các tế bào T thiết kế di chuyển qua khối u nhanh hơn gấp đôi cho dù có chướng ngại vật cản đường” - Phó Giáo sư Paolo Provenzano, trưởng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Ung thư Masonic Ðại học Minnesota, cho biết.
Hiện nhóm nghiên cứu đang tìm cách tạo ra các tế bào có khả năng vượt qua nhiều loại rào cản khác nhau của các dạng khối u khác nhau, bước tiếp theo là nghiên cứu các đặc tính cơ học của tế bào để hiểu rõ hơn về cách tương tác của tế bào miễn dịch và tế bào ung thư. Tế bào T thiết kế đã được thử nghiệm ở loài gặm nhấm và các chuyên gia đang lên kế hoạch tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên người.
Mặc dù nghiên cứu ban đầu tập trung đẩy lùi ung thư tuyến tụy, song các nhà nghiên cứu cho biết kỹ thuật mà họ phát triển có thể được ứng dụng trên nhiều loại ung thư khác. “Sử dụng kỹ thuật biến đổi gien tế bào T để chống ung thư là một lĩnh vực tương đối mới. Nó mở ra hướng tiếp cận mới có thể giúp cá nhân hóa việc điều trị và ứng dụng cho hàng loạt căn bệnh ung thư… Ðiều này có thể tác động lớn đến các liệu pháp chống ung thư trong tương lai” - chuyên gia Provenzano kết luận.
HOÀNG ÐIỂU (Theo SciTechDaily, Science Daily)
Chủ đề liên quan:
đại học Minnesota-Twin Cities Mỹ hệ miễn dịch chống ung thư tế bào T - loại tế bào bạch cầu